Bệnh còi xương và cách phòng tránh

Còi xương ở trẻ sơ sinh không đơn thuần chỉ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, còi cọc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị còi xương ở độ tuổi này, để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả.

Suy dinh dưỡng

Còi xương

Bệnh còi xương là bệnh loãng xương, bệnh gù ở trẻ em, giai đoạn nguy hiểm nhất là vào gần một tuổi đến một tuổi rưỡi. Đây là một loại bệnh suy dinh dưỡng mãn tính thường gặp do thiếu vitamin D, hấp thụ canxi và  lân kém.

Contents

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh:

Bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh với nguyên nhân chủ yếu là thiếu vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương còn có nguyên nhân do trong thời kỳ mang thai, bản thân người mẹ cũng bị thiếu hụt vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương từ trong bào thai, chính vì vậy khi chào đời sẽ là một đứa trẻ còi xương và suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, nhưng hàm lượng vitamin trong sữa mẹ không đủ cung cấp, thì chắc chắn đứa trẻ sẽ bị còi xương. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra thiếu cân, bị rối loạn đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến bệnh còi xương thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương:

Bệnh này chỉ thay đổi về mặt tinh thần là chính như: buồn bực hay quấy khóc, không ngủ yên giấc, hay giật mình khóc thét lên, chán chường tất cả mọi thứ, động chân, động tay một tý là mồ hôi vả như tắm, tóc sau gáy rụng nhiều. Về sau các triệu chứng ngày càng rõ dần. Chẳn hạn trẻ từ 3-6 tháng tuổi, có thể xuất hiện hiện tượng nhũn xương sọ có cảm giác thấy sự đàn hồi một cách rõ rệt. Trẻ từ 8-9 tháng, có thể xuất hiện hiện tượng đầu vuông, chậm mọc răng. Nếu bị nặng thì xương sườn nhô ra phía trước hoặc lõm sâu vào bên trong tựa như bộ ngực gà và có dạng như cái gàu múc nước, xương sống nhô về phía sau, hình thành dạng lưng gù, khi biết đi dễ hình thành chân có hình chữ X hoặc chữ O chân đi bắt chéo nhau hoặc chân cong, …

Tham khảo: Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh cực kì nguy hiểm

Cách phòng tránh bệnh còi xương:

Trước hết khi mang thai bà mẹ phải chú ý giữ gìn sức khỏe.

Thứ hai: Cần tăng cường chăm sóc trẻ, thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời, tăng cường phơi nắng. Vào mùa đông, khi trẻ sơ sinh đã tròn hai tháng tuổi trở đi, hàng ngày nên bắt đầu cho ra hoạt động ngoài trời, từ 10 phút đầu, tăng dần lên 3 giờ/ngày cần chú ý giữ ấm.

Thứ ba: tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ, vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Sau khi trẻ còn 4 tuổi nên kịp thời cho trẻ ăn dặm bổ sung, đặc biệt là lòng đỏ trứng, rau xanh.

Thứ tư: cần kịp thời bổ sung dầu cá và viên canxi. Thông thường bắt đầu từ hai đến 3 tuần sau khi sinh, sau khi cho bú hoặc cho ăn, cho uống dầu cá cô đặc, hàng ngày nên cho trẻ uống vitamin D 400-800 đơn vị và viên canxi.

Thứ năm: cần chú ý giữ vệ sinh, luôn giữ không khí trong phòng thông thoáng. Định kỳ cho tiêm thuốc phòng dịch, đồng thời tránh tiếp xúc với người có bệnh, tích cực phòng trị các bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng bệnh còi xương vì vậy các bà mẹ nên chăm sóc trẻ còn trong bụng mẹ là cách tốt nhất để quyết định cho sức khỏe của trẻ sau này.

Đọc thêm: Mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc bổ

Đánh giá bài viết này