Bệnh giun đũa nguy hiểm như thế nào

Bệnh giun đũa là một loại bệnh ký sinh trùng đường ruột thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em có tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, đó là trẻ em chưa hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh. Giun đũa sống ký sinh trong đường ruột của trẻ em, thông thường bệnh không có những triệu chứng rõ ràng khác biệt, cho nên bố mẹ thường sơ ý không quan tâm. Vì vậy đối với những trẻ biếng ăn, hoặc ăn nhiều nhưng bị xanh xao, gầy gò ốm yếu, thì tốt hơn hết hãy lấy mẫu phân của trẻ mang đi xét nghiệm thử giun, kiểm tra trong phân của trẻ có trứng giun tồn tại hay không?

Giun đũa

Giun đũa

Contents

Nguồn truyền nhiễm của bệnh giun đũa

Nguồn duy nhất của giun sán là một người ốm hoặc người vận chuyển. nhiễm giun đũa tiêu hóa thông qua việc chuyển giao những quả trứng mầm bệnh ấu trùng hữu hiệu trong đó có thực phẩm. Các yếu tố chính của truyền nhiễm là rau chưa rửa sạch (đặc biệt là rau xanh, xà lách) và trái cây. Ít gặp hơn là nhiễm trùng xảy ra khi sử dụng nước bị ô nhiễm. Có nguy cơ bị nhiễm giun đũa với những người làm hoạt động chuyên nghiệp như nông dân, doanh nghiệp nông thôn. Giun đũa cũng thường bị lây nhiễm ở trẻ em, do kém vệ sinh ăn rau quả chưa được rửa.

Thời gian ủ bệnh không rõ ràng. Người  nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nan phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và được nuốt vào dạ dày. Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45-60 ngày.

Tham khảo: 10 lời khuyên trong ăn uống

Cách chữa trị bệnh giun đũa

Trẻ đã mắc bệnh giun đũa, cần phải kịp thời chữa trị ngay, cách chữa trị cũng rất đơn giản cho trẻ uống thuốc xổ giun theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Cách phòng bệnh giun đũa

Để phòng tránh bệnh giun đũa bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ nếp sống vệ sinh, không để trẻ bò lê trên đất cát, nhặt đồ chơi dưới đất, cần thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch sẽ (trực tiếp rửa bằng nước máy là tốt nhất). Hoa quả và rau ăn sống cần phải rửa sạch sẽ trước khi ăn, đề phòng khả năng trứng giun bám dính vào hoa quả và rau sống xâm nhập vào cơ thể. Ở những vùng ngoại ô và nông thôn cần làm tốt công tác vệ sinh trước và sau nhà ở, tăng cường quản lý phân rác và nguồn nước, tránh bị trứng giun phát tán. Đồng thời tích cực tiêu diệt ruồi, gián, không nên ăn những thức ăn mà chúng đã bò qua để đề phòng các bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là những dấu hiệu cũng như cách phòng, chống bệnh giun đũa vì vậy cách tốt nhất là bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng lifebuoy, rửa rau quả sạch trước khi ăn, và bảo quản  thức ăn kỹ không để các côn trùng bò vào, vì như thế sẽ hạn chế bệnh giun đũa.

Đọc thêm: Bệnh đi tướt ở trẻ em

Đánh giá bài viết này