Bệnh viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa

Viêm loét giác mạc (tròng đen) là khi giác mạc bị trầy hoặc nhiễm trùng, là một bệnh rất nguy hiểm có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn, … làm giảm thị lực hoặc mù. Vì lớp giác mạc trong suốt nằm phía trước con ngươi, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy mọi vật xung quanh.

Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc

Contents

Nguyên nhân bệnh viêm loét giác mạc:

Do vi khuẩn, nấm, amip và virut. Bệnh thường khởi phát sau một chấn thương giác mạc có thể là do những dị vật rơi vào mắt như: Hạt thóc, lá lúa, lá mía, hoặc do cành cây quẹt vào mắt, do bụi, côn trùng, mảnh kính vỡ bắn vào giác mạc, bụi than, hoặc sau một bệnh lý của mắt: lông quặm, hở mi, bướu cổ, … có thể dùng kính sát tròng không đúng cách, tự dùng thuốc nhỏ mắt không đúng cũng xảy  ra bệnh viêm giác mạc.

Triệu chứng của bệnh viêm loét giác mạc:

Đau nhức mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt lại, mắt nhìn mờ, đỏ, xuất hiện đốm trắng trên giác mạc. Đôi khi thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước giác mạc. Khi thấy những triệu chứng trên xuất hiện, người bệnh cần đến những nơi chuyên khoa gần nhất để khám và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn hay nguy hiểm hơn là dẫn đến mù lòa. Bình thường giác mạc trong suốt, nhưng khi bị viêm loét giác mạc, bề mặt giác mạc sẽ xuất hiện có những đốm (hoặc cả một vùng) có màu xám hoặc trắng. Có một số trường hợp do loét giác mạc quá nhỏ sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi dành cho khám mắt mới thấy được, vì vậy người bệnh không được chủ quan.

Biến chứng:

Cho dù được điều trị tốt, khi lành bệnh vẫn để lại vết sẹo, tiến triển nặng hơn sẽ gây thủng giác mạc. Nếu lỗ thủng nhỏ sẽ có thể tự bít nhờ mống mắt. Nếu lỗ thủng to sẽ gây sẹo mắt và dẫn đến teo nhãn sau này. Dự hậu của bệnh phụ thuộc vào bệnh nhân đến sớm hay trễ, phụ thuộc vào độ lớn, độ sâu của vết loét và nhất là tác nhân gây bệnh.

Đọc thêm: Bệnh cườm nước

Cách phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc:

Khi có dấu hiệu bệnh về viêm loét giác mạc, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt, khi xuất hiện các triệu chứng như: Nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi bị chấn thương mắt. nếu như không điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại di chứng về sau dù có điều trị tốt đi chăng nữa. Để không mắc bệnh viêm giác mạc chúng ta nên phòng bệnh sẽ tốt hơn trị bệnh nhưng phòng bệnh phải đúng cách mới có hiệu quả:

Nên sử dụng phương tiện bảo hộ lao động để bảo vệ mắt khi làm việc như: đeo kính bảo hộ khi hàn tiện, đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi.

Ra đường nên đeo kính mát để bảo vệ mắt không bị cát, bụi hoặc dị vật bay vào mắt, nên hạn chế để mắt tiếp xúc với tia cực tím.

Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và điều trị dứt điểm các bệnh về mắt có nguy cơ viêm loét giác mạc.

Không dùng tay dụi vào mắt. không tự lấy dị vật khi có vật lạ xâm nhập vào mắt, nên đi khám tại các bệnh viện mắt có uy tín để thăm khám và lấy dị vật dưới kính hiển vi từ các bác sĩ chuyên khoa.

Nên cung cấp đầy đủ vitamin A cho mắt và chớp mắt thường xuyên để tránh khô mắt.

Đeo kính áp tròng đúng cách và vệ sinh sạch sẽ cả trước và sau khi đeo. Khi có dấu hiệu bị cộm xốn, đau mắt cần đến nơi chuyên khoa mắt để kiểm tra.

 Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, một khi đã không nhìn thấy được mọi vật thì cuộc sống không còn có ý nghĩa. Vì vậy khi có dấu hiệu bệnh về mắt các bạn nên đi khám nơi chuyên khoa để điều trị kịp thời không để kéo dài về sau sẽ gây biến chứng nặng hơn.

Tham khảo thêm: Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào

Đánh giá bài viết này