Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em tại sao lại nguy hiểm

Viêm tai giữa là trường hợp viêm nhiễm các mô thuộc vùng tai giữa, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn chỉ chiếm phần nhỏ. Bệnh thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng kéo dài ở trẻ.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa gây ra tình trạng bội nhiễm tạo dịch mủ trong tai giữa. Sau đó có thể làm thủng màng nhĩ chảy mủ ra ngoài tai hoặc tích tụ chất dịch trong vùng tai giữa gây đau nhức ở tai và giảm một phần khả năng nghe.

Lúc đầu, viêm tai giữa là một loại bệnh cấp tính nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mãn tính.

Contents

Nguyên nhân viêm tai giữa:

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở bé, do cấu trúc tai các bé chưa hoàn chỉnh. Tai trong được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng một ống nhỏ, gọi là ống thính giác. Trong trường hợp bình thường ống này vẫn mở, cho phép chất lỏng, cùng tạp chất dư thừa thoát khỏi tai và mặt sau của cổ họng. Khi ống này bị đóng lại, chất thải không thoát được, vi khuẩn và vi trùng sẽ kẹt bên trong tai, gây nhiễm trùng. Các bé có ống thính giác ngắn hơn người lớn nên dễ dàng bị tắc. Nói cách khác là do cấu trúc trong tai chưa đủ hoàn thiện, khiến bé có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng tai. Mặt khác là do xuất phát từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, mũi, họng lan sang tai.

Người lớn bị viêm tai giữa chủ yếu là do bị viêm tai từ nhỏ, do có thói quen nguấy tai không đúng cách hoặc bị nước bẩn xâm nhập vào tai dẫn đến viêm tai giữa.

Triệu chứng viêm tai giữa:

Các triệu chứng ở trẻ em bao gồm đau tai nhất là khi nằm xuống, sốt, nhức đầu, khó nghe, hoặc phản ứng với âm thanh, khó ngủ và cáu gắt hơn bình thường, thoát dịch chất lỏng từ tai và có mùi hôi. Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, nó có thể làm thủng màng nhĩ dẫn đến rò rỉ dịch tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn.

Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn đến tình trạng khó nghe tạm thời.

Tham khảo: Bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh

Cách phòng bệnh viêm tai giữa:

Nên nuôi con bằng sữa mẹ: các tài liệu y khoa chứng minh rằng, bú mẹ trong một thời gian dài làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Việc cho trẻ tiếp xúc liên tục với các trẻ khác làm tăng nguy cơ bé bị cảm và sau đó là nhiễm trùng tai. Nhà  trẻ hay trường mẫu giáo đông học sinh là nơi vi trùng lan truyền. Nếu có điều kiện cho bé đi học ở trường có số học sinh nhỏ thì nguy cơ bị bệnh sẽ giảm. Nên làm giảm tình trạng dị ứng ở trẻ vì khi tiếp xúc với nhiều khói bụi hay một số loại mùi hương mà khiến bé phải hắc hơi chảy mũi nước thì bạn nên tránh không cho bé tiếp xúc lần hai. Nên cho bé bú ở tư thế dựng cao. Vì nếu cho bé bú tư thế nằm có thể khiến sữa kích thích vòi Eustach góp phần gây nhiễm trùng tai. Ăn nhiều rau quả tươi sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và có sức đề kháng tốt.

Khi tắm không nên cho nước lọt vào lỗ tai của trẻ. Khi tắm xong nên dùng khăn khô để lau khô lỗ tai cho bé. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu không nó sẽ làm tăng số lần và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó cần nên hạn chế tiếp xúc với trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì đây là nguyên nhân gây bệnh viêm tai thường xuyên.

Đối với trẻ em đây là một căn bệnh đau nhức dữ dội nên bé thường xuyên quấy khóc vì vậy bà mẹ nên đưa trẻ đi đến nơi chuyên khoa để điều trị kịp thời để tránh bệnh ù tai ở trẻ sau này.

Đọc thêm: Tác hại khi cho trẻ xem điện thoại nhiều

Đánh giá bài viết này