Bí quyết trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Trĩ là một căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất bất lợi cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có một số người mắc bệnh trĩ độ 1 điều trị sẽ hết hẳn nhưng bị bệnh trĩ ngoại từ độ 2 đến độ 3, khó có thể điều trị bằng thuốc, chỉ có thể điều trị bằng cách phẫu thuật nhưng rất đau và tốn kém nhưng rất có khả năng biến chứng, nếu phẫu thuật xong không phải ai cũng hết hẳn, có thể bị tái phát khi đi cầu bị bón do người bệnh không ăn uống điều độ. Trong đời có một số người phải phẫu thật từ 2-3 lần nhưng vẫn không hết hẳn. Nếu bạn nào bệnh trĩ độ 2, 3 muốn điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật thì điều trước tiên bạn nên làm được những điều sau đây hàng ngày thì bạn sẽ không cần phải đi phẫu thuật nữa.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Lúc tôi được 9 tuổi bị táo bón nên đi ngoài bị ra máu. Nhưng lúc đó còn nhỏ nên chưa biết cách ăn uống nên bị bón thường xuyên nên dẫn đến việc bị đau hậu môn rất khó chịu. Nhưng vì bệnh chỗ tế nhị nên không dám nói với gia đình đến khi tốt nghiệp cấp 3, lúc đó công nghệ Internet hiện đại nên lúc đó tôi mới biết mình đang bị bệnh trĩ nặng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình lúc nhỏ rất khó khăn nên tôi phải thường xuyên làm công việc nặng để phụ giúp gia đình, không có một khoảng kinh phí nào để trị bệnh nên bản thân cũng không dám nói với gia đình. Đến khi lập gia đình thì công việc làm của tôi ổn định thì tôi mới đi trị bệnh nhưng lúc đó trị bằng thuốc thì đã quá muộn vì trĩ đã chuyển sang độ 3. Bác sĩ chuyên khoa bảo là phải phẩu thuật nhưng tôi rất sợ đau không dám đi phẫu thuật.

Đến khi tôi mang thai thì cuộc sống sinh hoạt của tôi gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ngồi và đi lại, nó đau đớn vô cùng vì búi trĩ lồi ra ngoài không co giãn vào bên trong được. Đến khi tôi sinh được một em bé đầu lòng bằng phương pháp sinh thường, khi sinh xong cơ thể rất khỏe nhưng bệnh trĩ ngày càng diễn biến nặng hơn. Sau 3 tháng đầu sau khi sinh bản thân bị bón mỗi lần đi ngoài rất đau đớn. 90 ngày sau sinh tôi cứ nghĩ là phải có 90 ngày sinh con, mỗi lần đi ngoài xong khi vào nhà phải nằm nghĩ 2h đồng hồ mới hết đau. Kể từ đó tôi bị ám ảnh không dám sinh con nữa.

Đọc thêm: Bệnh giun đũa nguy hiểm như thế nào

Đến một ngày không xa khoảng 18 tháng tôi không may mắn bị vỡ kế hoạch mang thai lần 2. Tôi rất băn khoăn không biết phải làm sao nên dự định sẽ đi phá thai nhưng suy nghĩ làm như vậy cũng rất tội cho đứa nhỏ. Tôi đến bác sĩ nhờ tư vấn và nhờ bác sĩ can thiệp bằng biện pháp sinh mổ. Trong quá trình sinh lần thứ hai tuy là vết mổ có đau nhưng không ảnh hưởng đến phần bệnh trĩ nên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày không có gì khó khăn. Đến 4 tháng sau khi sinh thì tôi chọn biện pháp tránh thai đặt vòng, nhờ chị nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em thực hiện đặt vòng và sau đó nhờ chị tư vấn về bệnh trĩ, vì trong quá trình sinh mổ 2 con nên tôi muốn phẫu thuật cho hết bệnh. Nhưng chị nói chỉ cần em thực hiện được những việc sau đây hằng ngày thì em không cần phải phẫu thuật trĩ:

Nên uống nhiều nước từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, bên cạnh đó còn phải ăn một trái ngô, bốn trái cà chua, một miếng nhỏ rau câu, và một củ khoai lang mỗi ngày. Ban đầu thì do công việc cũng khó thực hiện đúng, nhưng tập dần sau một tháng thì tôi đã thực hiện tốt được công việc này. Trong cơ thể của tôi rất nhẹ nhõm không còn bị táo bón và bị đau như trước đó nữa. Nhưng khi nghe lại người chị dâu đã đi phẫu thuật nhưng trong quá trình ăn uống không điều độ nên chị cũng đã bị bệnh lại, mặc dù chị đã phẫu thuật đến lần thứ hai nhưng kết quả vẫn như lần đầu.

Để bệnh trĩ không phát triển thêm và không đau bạn nên ăn uống điều độ như: Cần uống nhiều nước, ăn ngô, cà chua, rau câu, khoai lang mỗi ngày cũng giống như bạn đang chữa bệnh trĩ không cần tốn kém kinh phí để đi bệnh viện phẫu thuật các bạn ạ.

Tham khảo: 10 lời khuyên trong ăn uống tránh ung thư

Đánh giá bài viết này