Bí quyết trị viêm tai giữa dứt điểm, không tái đi tái lại

Viêm tai giữa ở trẻ em là một vấn đề hết sức lo ngại ở các bậc làm cha mẹ, khi nhìn thấy con đau đớn nhưng không thể chia sẻ được gì cho con. Nếu như phát bệnh ở những đứa trẻ biết nói thì bà mẹ sẽ đỡ lo hơn vì con của mình biết đau chỗ nào có thể điều trị. Đáng thương hơn là những trẻ sơ sinh còn non dại, cứ khóc mãi mà những bà mẹ thâu đêm suốt sáng phải canh giữ mà không biết con của mình đang làm sao mà khóc hoài. Đến khi tai chảy mủ ra rồi bé mới hết khóc, đến lúc đó bà mẹ mới biết con của mình đang bị viêm tai giữa mới đưa bé đi trị bệnh.

Viêm tai giữa chảy mủ

Viêm tai giữa chảy mủ

Lúc tôi vừa mới sinh bé gái là đứa con thứ hai của tôi được một tháng 10 ngày tuổi, tôi phải về nhà mới, là một căn nhà mà cha mẹ chồng cho ra ở riêng. Đây là lúc cô đơn trống trải nhất trong đời, tôi phải sống một căn nhà chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Trước khi bé thứ hai được một tháng 10 ngày thì hai mẹ con được ngoại rước về nhà bà ngoại nuôi, lúc đó bé rất dễ chịu nhưng khi về đến nhà mới thì bé khóc hoài dỗ không nín trừ lúc ngủ thì thôi, thức dậy là khóc không chịu chơi, thay đồ cũng khóc, thay tả cũng khóc, làm gì cũng khóc nhưng sức khỏe của bé không có một dấu hiệu nào bất thường. Tôi thấy rất lạ, qua một đêm và một ngày sau tôi theo dõi sát về tình trạng sức khỏe của bé mới phát hiện trong lỗ tai của bé đã vỡ mủ ra rất nhiều thì bé lại hết khóc. Theo kinh nghiệm từ người nhà bị bệnh viêm tai giữa thì bị nhức nơi lỗ tai thật là kinh khủng và sau đó vỡ mủ ra thì lỗ tai mới khỏe không còn nhức nữa. Ban đầu tôi có suy nghĩ rằng “không lẽ bé không hợp với nhà mới nên khóc hoài” nhưng khi phát hiện ra thì bé bị bệnh viêm tai giữa, khi đi bác sĩ chuyên khoa về thì bé hết bệnh nhưng bệnh cứ tái đi tái lại mãi không hết. Đến khi bé bị tái phát lần thứ tư là lúc bé được 18 tháng tuổi, tôi vô tình phát hiện lỗ tai của bé có mùi hôi nên đã chở bé đi bác sĩ chuyên khoa. Khi đến nơi đợi chờ rất lâu, khi vào khám được thì rất mừng, khi khám xong thì bé lại chụp lôi tấm thảm bàn khám của bác sĩ, nhưng rất may mắn là không bị rớt và thiệt hại gì. Bác sĩ nổi cáo và chỉ trích tôi, khi về tôi cũng buồn.

Đọc thêm: Bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ

Ngày hôm sau đi làm, có một chị làm chung cơ quan hỏi thăm về bệnh con tôi, chị mỉm cười và nói: “Tưởng bệnh gì, dễ ợt, em về tìm 9 đọt rau nhút rồi đem rữa sạch, đâm nhuyễn, lấy mật của con cá lóc chế vào khuấy điều, lấy tăm bông nhúng rồi se vào lỗ tai trẻ bị bệnh là bệnh sẽ không còn bị tái phát nữa”. Từ đó về tôi làm y hệt như chị bảo, đôi lúc mua cá lóc về làm không khéo vỡ mật thì phải mua lại con cá khác để lấy cái mật nguyên vẹn để bé không bị nhiễm trùng, mật cá lóc bạn nên rửa sạch rồi dùng tay xé vỡ túi mật, lấy phần mật xanh bên trong, bỏ vỏ ngoài. những đồ dùng để làm thuốc cho bé tốt nhất bạn nên trụng nước sôi để tránh bội nhiễm khuẩn. Nếu là con trai thì 7 đọt rau nhút, con gái thì 9 đọt rau nhút cộng với một cái mật con cá lóc sẽ trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa. Hiện nay con tôi đã khỏe mạnh không còn bị bệnh viêm tai giữa đeo bám.

Đây là bài thuốc gia truyền của ông nội người bạn đồng nghiệp để lại, tuy là bài thuốc dân gian nhưng rất hiệu quả và hữu ích hãy chia sẽ cho bạn bè và người thân của mình được biết nhé các bạn.

Xem lại: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Đánh giá bài viết này