Bướu cổ có phải bệnh nguy hiểm không

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp. Bệnh bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như: Cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp, tất cả được xếp thành 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Bướu cổ

Bướu cổ

Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy.

Contents

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ:

Chủ yếu là do các tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra. Nhưng không phải cứ bổ sung đủ Iốt cho cơ thể là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là một căn bệnh rất khó chữa trị và tác nhân của nó có liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân nhân này tuyến giáp trạng sẽ tăng thêm kích thước để sản xuất hóc môn biến thành sưng to gọi là bướu cổ.

Do rối loạn bẩm sinh: rối loạn này có tính chất gia đình.

Do dùng thuốc và thức ăn: Dùng kéo dài một số loại thức ăn như: muối lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần) thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa Iốt như: Thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp, chống loạn nhịp, … do nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hóc môn như các loại rau họ cải, măng, sắn, …

Ngoài ra những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng Iốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu có dấu hiệu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và có hướng dẫn của bác sĩ để xạ trị hoặc giải phẩu.

Đọc thêm: 10 lời khuyên trong ăn uống 

Triệu chứng bướu cổ:

Bướu giáp đơn thuần thường khó phát hiện vì không có nhiều triệu chứng rõ ràng, ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ thường được người khác phát hiện hoặc đi khám sức khỏe.

Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp: Mệt mỏi đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ, vùng cổ có một hoặc nhiều cục bất thường di động theo nhịp cuối, cảm giác nghẹn tức ở cổ nhất là khi nuốt.

Cách phòng bệnh bướu cổ:

Bệnh bướu cổ nguyên nhân hàng đầu là do thiếu Iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong quá trình ăn uống bị thiếu Iốt thời gian dài, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.

Bác sĩ cho biết để không mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu Iốt các thành viên trong mọi gia đình nên tích cực bổ sung đầy đủ Iốt dinh dưỡng hàng ngày như hải sản, trứng, sữa, … không sử dụng kéo dài các loại thuốc, tránh dùng thức ăn ức chế hấp thu Iốt sản xuất hóc môn như đã nêu trên.

Khi thấy có dấu hiệu đau cổ, hoặc thấy cổ có dấu hiệu bất thường như sưng nên đi bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu là phụ nữ không nên dùng thuốc tránh thai trong thời gian này để tránh bệnh nặng hơn.

Tham khảo: Bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh

Đánh giá bài viết này