Cách dạy dỗ trẻ khi trẻ có hành vi chống đối

Trong xã hội hiện nay có một số trẻ có tâm lý tiêu cực mang tính đối kháng với cha mẹ, thể hiện tâm lý bướng bỉnh của trẻ, biểu hiện ở chỗ cha mẹ bảo làm gì thì trẻ không làm, cha mẹ bảo không làm thì chúng lại làm. Loại tâm lý chống đối này, nếu không có sự hướng dẫn chính xác của cha mẹ sẽ cực kỳ bất lợi cho sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ chống đối

Trẻ chống đối

Xét từ góc độ một đứa trẻ từ nhỏ đến tuổi trưởng thành, sẽ có hai thời kỳ biểu hiện tâm lý phản kháng. Thời kỳ đầu tiên là trên dưới ba tuổi, ý thức về bản thân của đứa trẻ đã phát triển, trẻ luôn làm ngược lại sự sắp đặt của người lớn. Thời kỳ này nếu như cha mẹ xử lý đúng đắn, thì đứa trẻ càng trở thành người có tính độc lập kiên cường, tâm lý khoẻ mạnh. Những đứa trẻ không có sự phản kháng chống đối, luôn có xu thế quyết đoán, dịu dàng hoặc mềm yếu. Khi đứa trẻ bước vào độ tuổi 12, 13 là lúc bước vào thời kỳ phản kháng thứ hai, lúc này ở trẻ phát sinh cảm giác người lớn, lúc nào và ở đâu cũng muốn thể hiện tính độc lập và cá tính của mình, vì thế luôn tìm cách gây sự với cha mẹ. Tóm lại nguyên nhân tạo nên sự chống đối với cha mẹ trẻ có mấy điểm như sau:

Contents

1. Sự hiếu kỳ, lòng ham muốn của trẻ không được đáp ứng:

Thời kỳ phản kháng của con người là giai đoạn phát triển nhanh chóng ý thức bản thân, lúc này những đứa trẻ chứa đầy sự hiếu kỳ về thế giới bên ngoài, lòng ham muốn học hỏi mãnh liệt. vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ không hiểu được những hành vi của trẻ có người tỏ ra thờ ơ, bàng quan, mặc kệ. Có bậc cha mẹ cố khống chế hành vi của trẻ, thậm chí là trừng phạt, những điều này khiến trẻ cảm thấy bị kiềm chế, từ đó thường lấy sự phản kháng để chống lại.

2. Là cha mẹ thiếu sự tôn trọng, thiếu sự giao lưu tình cảm với con cái.

Có một số cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao về con mình thì cho rằng đứa trẻ thế này cũng không được thế kia cũng không được, không quan tâm đến nguyện vọng của con, sắp đặt cho trẻ các kiểu học hành, quy định nội dung học tập, nếu đứa trẻ làm cha mẹ không vừa ý thì sẽ bị trừng phạt. Điều này rất dễ dẫn đến tâm lý đối lập của trẻ.

Nội dung liên quan: Dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người

Khi đứa trẻ có tâm lý chống đối, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn những biện pháp uốn nắn sau:

3. Tôn trọng trẻ không nên chỉ nói không với trẻ.

Những đứa trẻ sau khi có nhận thức rõ về bản thân thường hy vọng mình và người lớn có địa vị bình đẳng, được lựa chọn với những yêu cầu của người lớn. Những lúc đó, cha mẹ không thể tuỳ tiện can thiệp vào hành động của trẻ. Nếu đứa trẻ không thuận theo, cũng không cần phải dùng hình thức khống chế mạnh hoặc ra lệnh, mà nên có thái độ bình đẳng, tôn trọng ý kiến của trẻ để trẻ lựa chọn. Với những việc trẻ rất thích làm cũng không cần lạm dụng việc ra mệnh lệnh. Có một số cha mẹ vì muốn thể hiện uy quyền của mình, cả những việc con cái vốn thích làm cũng phải ra mệnh lệnh, kết quả là đứa trẻ không làm nữa. Vì thế cha mẹ cần phải tôn trọng con cái, tin tưởng con cái để tránh làm cho con trẻ hình thành tâm lý đối lập.

4. Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu chính đáng của con trẻ.

Dưới sự thúc đẩy của lòng hiếu kỳ, nguyện vọng tự chủ mãnh liệt khiến cho đứa trẻ cái gì cũng muốn thử, cái gì cũng muốn làm. Bao biện làm thay quá mức sẽ khiến cho đứa trẻ mất đi rất nhiều cơ hội học tập tìm tòi, luôn miệng quở mắng sẽ tạo ra tâm lý chống đối. Vì thế cha mẹ cần tin tưởng, thỏa mãn sự hiếu kỳ chính đáng của trẻ.

3.Tích cực phát hiện những điểm sáng của trẻ.

Cha mẹ có thể phát hiện những điểm sáng của trẻ từ những lời nói, việc làm của trẻ, làm căn cứ giáo dục đúng đắn. Trong những tình huống thông thường, việc dễ phát sinh tâm lý đối kháng của trẻ có đặc điểm mang tính hiếu thắng, cha mẹ phải nắm bắt được sở trường đặc biệt của trẻ để tiến hành hướng dẫn.

Vì vậy cần phải có phương pháp đúng đắn sẽ cảm hóa được những đứa trẻ chống đối trở lại ngoan ngoãn. Quan trọng nhất là cha mẹ phải phân tích mọi vấn đề để giúp trẻ hiểu một cách rõ ràng mạch lạc như vậy trẻ mới khâm phục mình.

Bí quyết: Dạy trẻ tiêu tiền đúng mục đích

Đánh giá bài viết này