Cách ngăn ngừa bệnh bại liệt ở trẻ em

Bệnh bại liệt ở trẻ em còn có tên là bệnh chất xám tủy sống, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút thần kinh đặc chủng tấn công vào thần kinh vận động ở tủy sống và não bộ gây nên. Triệu chứng ban đầu là sốt, chân tay đau nhức, kèm theo các triệu chứng ở dạ dày và đường hô hấp trên, sau đó phát triển thành tê bại chân tay kéo dài. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 1-5 tuổi. Những năm gần đây do được tiêm phòng tốt, tỷ lệ bệnh giảm xuống đáng kể.

Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt

Contents

Dấu hiệu của bệnh bại liệt:

Thời kỳ đầu trẻ thường lên cơn sốt khoảng 2 lần/ngày có triệu chứng nhức đầu, mồ hôi nhiều, biếng ăn, toàn thân khó thở, … khoảng từ 1-4 ngày tiếp theo hạ nhiệt, sau đó trẻ lại lên cơn sốt, kèm theo nhức đầu, nôn, nhức mỏi chân tay, cứng cổ, … sau 3-4 ngày lên cơn sốt thân nhiệt có phần giảm xuống, xuất hiện hiện tượng bại liệt từ từ, phân bố không theo quy luật, không đối xứng, phần lớn ở hạ chi nhiều hơn, đó là thời kỳ bại liệt. Sau khi bị bại liệt từ một đến hai tuần, các cơ quan bị bại liệt bắt đầu phục hồi chức năng, đại đa số sẽ hoàn toàn phục hồi sức khỏe sau 3 tháng đến một năm. Còn nếu sau một năm rưỡi mà bệnh vẫn chưa phục hồi thì rất có thể bệnh sẽ để lại di chứng ở những mức độ khác nhau.

Nguồn truyền nhiễm:

 Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút. Họ đào thải rất nhiều vi rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm môi trường nước và thực phẩm. Vi rút lây truyền sang người chủ yếu qua đường phân, miệng. Vi rút bại liệt ô nhiễm chủ yếu từ phân vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Không lây qua đường côn trùng trung gian.

Đọc thêm: Bệnh đi tướt ở trẻ em

Cách điều trị bệnh bại liệt:

Về mặt trị liệu trong thời gian đầu nên cho trẻ nằm một chỗ nghỉ ngơi, tuyệt đối không nên hoạt động mạnh và kích thích cơ bắp. Trong thời kỳ bại liệt, thúc đẩy việc truyền dẫn thần kinh và tăng cường sức đề kháng, có thể dùng vitamin nhóm B và một số thuốc tăng cường trợ lực khác, đồng thời sử dụng biện pháp xoa bóp hoặc nhờ người giúp đỡ, tiến hành hoạt động cơ bị liệt, kích cơ thần kinh ngọn, thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ nâng cao cơ lực đề phòng khả năng bị teo cơ.

Cách phòng tránh bệnh bại liệt:

Trẻ em cần uống vắc xin phòng bại liệt kịp thời theo quy định, đối tượng là trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 7 tuổi.

Trong thời gian bệnh đang lan tràn, cần hạn chế để tiếp xúc nơi đông người, nếu trẻ mắc bệnh cần cách ly 40 ngày, kể từ ngày phát bệnh. Ngay từ ngày đầu tiên phải chú ý cách ly đường hô hấp đồ dùng, các thức ăn và phế thải, phải làm tốt việc khử trùng tiêu độc. Đối với những người phải thường xuyên tiếp xúc với trẻ bị bệnh, cũng phải theo dõi trong vòng 20 ngày.

Vì vậy để phòng chống bệnh bại liệt các bà mẹ nên tiêm vắc xin cho trẻ đúng thời gian quy định, nếu trẻ mắc bệnh nên điều trị kịp thời, cách ly phòng chống lây bệnh cho người khác và nên phối hợp với biện pháp trị liệu là tốt nhất.

Bí quyết: Phòng ngừa bệnh viêm gan ở trẻ

Đánh giá bài viết này