Cách phòng bệnh GLAUCOMA (Cườm nước)

Bệnh glaucoma, còn gọi là bệnh cườm nước, là một bệnh lý tại mắt, do áp lực nội nhãn tăng cao chèn ép và làm tổn thương thần kinh thị giác, gây suy giảm chức năng thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh glaucoma

Bệnh glaucoma

Contents

Nguyên nhân dẫn đến bệnh glaucoma:

Do sự cản trở lưu thông thủy dịch (là chất lỏng trong suốt bên trong mắt) làm tăng áp lực nội nhãn áp gây chèn ép thần kinh thị giác.

Biểu hiện của bệnh glaucoma:

Người bệnh cảm giác có những triệu chứng: Đau nhức mắt, nhức nửa đầu bên mắt đau, nhìn mờ, nhìn quầng mắt xanh đỏ có biểu hiện ở một mắt hoặc hai mắt. Đôi khi triệu chứng âm ỉ, khó phát hiện.

Glaucoma là căn bệnh đứng thứ hai (sau bệnh đục thủy tinh thể) là nguyên nhân gây bệnh mù lòa nhưng có thể phòng tránh được ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao ở những người trên 40 tuổi, những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, gia đình có người bị bệnh Glaucoma, tật viễn thị, cận thị nặng, giác mạc nhỏ, điều trị thuốc nhỏ mắt có steroid trong thời gian dài, tiền căn chấn thương hay phẩu thuật mắt. Nếu nằm trong nhóm đối tượng này, bạn cần theo dõi nhãn áp thường xuyên để phòng bệnh, tốt nhất nên đi khám mỗi năm một lần. Đối với những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì nên kiểm tra mắt 6 tháng một lần. Đặc biệt người bệnh cần tránh tình trạng như như tự ý mua thuốc nhỏ mắt mỗi khi gặp vấn đề.

Điều trị bệnh Glaucoma như thế nào?

Bệnh Glaucoma không thể chữa trị hết được và tầm nhìn của người bệnh đã bị mất cũng không phục hồi lại được. Quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm và theo dõi, kiểm tra nhãn áp chặt chẽ bằng thuốc nhỏ và phẩu thuật đối với công nghệ hiện nay. Bác sĩ có thể giúp cho căn bệnh tiến triển chậm lại mà thôi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến mù lòa.

Bác sĩ trưởng khoa bệnh viện mắt TPHCM cho biết: Hiện nay điều trị bệnh cườm nước tùy thuộc vào hình thái của bệnh nặng hay nhẹ. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng tia laser để tăng nhãn áp của bệnh nhân về nhãn áp đích, nhãn áp đích là nhãn áp không làm tổn thương thêm tiến triển của bệnh. Nếu bệnh ở mức độ nặng thì do sự quyết định tùy thuộc vào bác sĩ chuyên khoa, có thể dùng thuốc (đơn trị liệu, đôi trị liệu, tam trị liệu), laser hay phẩu thuật để mang nhãn áp của bệnh nhân về nhãn áp đích. Bệnh nhân không được tùy tiện mua thuốc bên ngoài tự điều trị mà nên đi khám và sử dụng theo đơn thuốc phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc là tốt nhất.

Các bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, được điều trị lâu dài và được bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi chặt chẽ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân kiểm soát được nội lực nhãn và ngăn ngừa sự tổn hại của tầm nhìn. Việc cần thiết là phải nhỏ mắt hàng ngày theo toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngoài ra phẩu thuật là rất cần thiết  để cứu vãn thị lực và tầm nhìn cho bệnh nhân trong trường hợp điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh Glaucoma (cườm nước) cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của bệnh. Vì vậy khi các bạn có dấu hiệu về mắt như: bị mờ, đau mắt nên đi khám nơi chuyên khoa mắt để phát hiện và điều trị kịp thời. Tốt nhất là nên đi khám định kỳ để có đôi mắt khỏe mạnh nhé các bạn.

Đọc thêm: Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào

Đánh giá bài viết này