Cách phòng bệnh tê thấp hiệu quả

Trong cuộc sống vì hoàn cảnh nên mọi người phải cố gắng làm việc, đôi khi làm việc bằng chính sức lao động của mình không có thiết bị máy móc để hỗ trợ, một số bà mẹ sinh con còn non ngày tháng phải làm việc vất vả đến tuổi già mới xảy ra bệnh phong tê thấp. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 30 trở lên nhưng gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi.

Bệnh tê thấp

Bệnh tê thấp

Phong tê thấp hay gọi đơn giản hơn là bệnh phong thấp, từ này dùng để ám chỉ một căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo y học hiện đại. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt là các biểu hiện của viêm xương khớp, sưng đau, gây nhiều tổn thương đến các cơ quan như hệ xương khớp, cột sống, tim, hệ thần kinh và các bắp thịt sưng đỏ, đau nhức, tê bại.

Contents

Triệu chứng của bệnh tê thấp:

Hệ xương khớp có dấu hiệu bị sưng đỏ và đau nhức, thường xảy ra ở những vị trí khớp bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân có thể cảm nhận được tình trạng cứng xương tại xương tay, xương vai, xương cột sống, xương chậu và xương đầu gối.

Vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy các bắp thịt có dấu hiệu đau nhức dữ dội, những vùng đau này sẽ trở nên yếu hơn, xuất hiện những mẫn đỏ dưới da.

Đau nhức gây khó khăn trong di chuyển, người mệt mỏi, uể oải, cơ khớp yếu dần, có thể gây biến dạng theo thời gian, thậm chí gây tàn phế phải nằm một chỗ.

Bệnh còn có thể làm rối loạn hệ miễn dịch, gây mệt mỏi, khô mắt, mũi miệng, cổ họng.

Xem thêm: Lợi ích của sữa non alpha lipid đối với hệ xương khớp

Nguyên nhân bệnh tê thấp:

Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân thông thường gây ra bệnh phong tê thấp. Đối với người lớn tuổi do quá trình lão hóa xảy ra nhanh khiến cho sụn khớp khô dần, dịch khớp cũng giảm, khi các khớp cọ sát vào nhau gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.

Do không khí lạnh tràn về thời tiết hanh khô ẩm thấp làm cho dịch khớp khó lưu thông nên gây cọ sát xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, khi mùa hè nóng bức làm cho khớp xương dãn nở chèn ép lên dây thần kinh thì cũng dẫn đến triệu chứng đau nhức khó di chuyển.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh thì quá trình lão hóa bắt đầu tăng nhanh hơn, các cơ quan trong cơ thể giảm dần chức năng, xương khớp cũng vậy.

Cách phòng bệnh tê thấp:

Người bệnh nên thường xuyên vận động: việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

 Căng và duỗi khớp sẽ giúp cho cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ dẫn đến kết quả ngược lại.

Ngoài ra phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C, E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

Nên uống đủ nước mỗi ngày: nước chiếm khoảng 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Nên uống nước đầy đủ vào mùa đông.

Nếu bạn có dấu hiệu bệnh phong tê thấp nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị nếu trong thời gian dài bạn uống thuốc tây không giảm bạn  có thể chuyển qua thuốc đông y. Không nên sử dụng thuốc tây quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Đơn giản hơn nữa, bạn nên dùng sữa non alpha lipid ngay từ hôm nay, sản phẩm giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp lượng canxi cần thiết mỗi ngày, bổ sung khoáng chất vitamin và lợi khuẩn đường ruột.

Tham khảo: Bí quyết tống sỏi thận ra bên ngoài không dùng thuốc

Đánh giá bài viết này