Dạy trẻ cách đối phó với các đối tượng xấu ở trường

Hiện nay nạn bạo hành học đường phải nói là vấn đề khó cho những bậc phụ huynh, đi làm nhưng trong trí óc của các bà mẹ có nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không có câu trả lời. Không biết con mình học có ngoan không? có vấn đề gì với thầy cô gáo và bạn bè hay không? Như các bạn cũng đã biết hiện nay nhiều thông tin nữ sinh là học sinh giỏi chỉ vì chuyện không đáng là không cho bạn xem bài khi làm bài kiểm tra đến cuối giờ khi ra về thì bạn nữ sinh bị đánh đập dã man nhưng không hề chống trả, số còn lại thì bị lăng nhục nhưng các bạn không ai dám xen vào.

Bạo lực học đường

Bạo lực học đường

Ngày ngày có nhiều học sinh nhìn thấy bạn mình bị lăng nhục bởi những kẻ hư hỏng trong trường nhưng họ lại coi như không thấy, họ lo sợ rằng mình sẽ là đối tượng bị lăng nhục của những kẻ đó vì mình “can thiệp vào những chuyện rỗi hơi”. Nếu cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo nhà trường không kịp thời can thiệp thì hiện tượng ỷ mạnh chèn ép yếu, quấy rối người khác sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các bậc cha mẹ nên dạy con cách đối phó với việc bị kẻ xấu ở trường lăng nhục như thế nào? Dưới đây là một số cách có hiệu quả tốt để có thể áp dụng được.

Không tiếp tay cho sự hung hăng càn rỡ của những kẻ ỷ mạnh chèn hiếp yếu. Các bậc phụ huynh dạy con không được phục tùng theo những kẻ xấu ở trường, không nghe và không chịu đựng sự xâm hại của bọn chúng, không tiếp tay cho sự hung hăng càn rỡ của bọn chúng.

Đọc thêm: Cách phê bình trẻ tốt nhất

Cần phải bình tĩnh khi gặp nguy hiểm không được sợ hãi. Thông thường, việc trẻ chỉ không chú ý đến những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu trong trường học là không đủ, dù trẻ không chủ động trêu chọc chúng thì chúng sẽ vẫn cố ý tìm đến, trẻ chỉ biết tránh né nhưng không thể tránh được.

Ở một trường Trung học, khi một số học sinh lớp mười một hay bắt nạt một bạn cùng lớp, học sinh này đã kịp thời báo cáo với thầy chủ nhiệm, để thay đổi triệt để tình hình này thầy chủ nhiệm đã rèn luyện cho cậu học trò đó giữ bình tĩnh, không sợ hãi khi gặp nguy hiểm. Ông nói: “Tôi làm ra vẽ như mình là bọn đã bắt nạt cậu học sinh đó, tôi đứng trước mặt cậu ta, sau đó tôi buộc cậu ta cũng phải đứng thẳng trước mặt tôi. Tôi nói với cậu ta nhất định không được cuối đầu hay lộ vẻ sợ hãi, bất an. Nhất định phải ngẩn cao đầu, mắt phải nhìn vào tôi và nói bằng giọng điệu nghiêm túc rằng đối phương đừng có làm bừa”.

Dạy con và các bạn cùng bảo vệ lẫn nhau.

Con gái ông Minh đang học lớp mười thời gian trước, khi con gái ông đi dạo trên sân thể dục của trường thì bị hai tên côn đồ ở trường lăng nhục. Khi về nhà con gái vừa khóc vừa kể cho ba mẹ nghe câu chuyện ở trường. Vợ chồng ông Minh nghe vậy rồi nói: “ Con gái, chúng ta không cần phải sợ bọn chúng, không phải con có một vài người bạn tốt đó hay sao. Lần sau, khi bọn chúng định bắt nạt con, con và các bạn hãy tập hợp thành một nhóm. Con gái nghe lời bố, lần sau khi đi dạo ở sân tập thể dục với năm người bạn nữa khi em nhìn thấy hai tên từng bắt nạt mình đang đi đến, em liền kể chuyện cho các bạn của mình. Đợi khi chúng tới trước mặt, bạn của em liền lập tức cảnh cáo bọn chúng: “nhỏ này là bạn của chúng tôi mấy anh gây sự không đúng chỗ rồi, từ đây về sau đừng làm như vậy nữa”.  Hai tên kia chuồn ngay mấy lần sau không còn dám gây sự nữa.

Các nhà tâm lý học nói: thậm chí chỉ có một người đứng bên cạnh người bị hại thì cũng là một sự uy hiếp có hiệu quả đối với những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu trong trường học.

Phải kịp thời nhờ đến sự giúp đỡ của nhà trường. Thông thường, khi gặp phải những trường hợp con của mình bị ức hiếp, cách tốt nhất là các bậc cha mẹ nên trực tiếp đến gặp giáo viên chủ nhiệm báo cáo rõ tình hình đã xảy ra với với con mình. Để nhà trường có cách giáo dục và răn đe những đối tượng này kịp thời.

Các tổ chức nên có chính sách mạnh mẽ để giáo dục tốt hơn

Hiệu trưởng và các ngành chức năng các cấp của trường học nên cùng nhau phối hợp để tạo nên một môi trường học tập tốt, nêu cao chính nghĩa, áp chế những học sinh có hành vi côn đồ thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ quy tắc để trấn áp các học sinh cá biệt. Một số trường còn tổ chức định kỳ buổi tọa đàm nhắc nhở thầy cô chú ý ngăn chặn sự phát sinh của tình trạng bạo lực và quấy rối học đường, giúp những học sinh bị hại đấu tranh với những học sinh cá biệt.

Đa số các học sinh thường chỉ ngẫu nhiên bị lăng nhục hoặc quấy rối một lần, nhưng có một số học sinh khác bị hại trong một thời gian dài. Các bậc cha mẹ có thể bảo vệ con tốt nhất bằng cách rèn luyện cho con sự tự tin và khả năng xử lý sự việc một cách độc lập. Chỉ như vậy mới giúp con tránh được sự ức hiếp và quấy rối của những kẻ côn đồ.

Dạy cho con lòng dũng cảm và giúp con học cách tự bảo vệ bản thân là cách hiệu quả nhất giúp con sớm trưởng thành.

Đọc thêm: Dạy cho trẻ biết lễ phép trước mọi người

Đánh giá bài viết này