Dạy trẻ cách phân biệt nói tục và lời nói bình thường

Trong cuộc sống hiện nay có một số em học sinh hay nói tục vì thói quen khó có thể chỉnh sửa do nguyên nhân ảnh hưởng từ môi trường sống trong gia đình có người nói tục hoặc giao lưu bạn bè nên bị nhiễm những thói quen này. Vì vậy nên giáo dục trẻ như thế nào mới tốt đây?

Trẻ nói tục

Trẻ nói tục

Trẻ con tại sao lại nói tục? Trên đời này cái gì cũng có nhân quả. Trẻ nói tục là do học từ những người xấu. Những đối tượng trẻ học là những người lớn xung quanh các đồng niên, những lời nói tục trong phim ảnh. Trẻ rất dễ ảnh hưởng và bắt chước theo, nên phần lớn là học trong vô thức.

Khi trẻ bắt đầu nói  tục, nếu người lớn lập tức ngăn chặn, uốn nắn thì dễ đạt hiệu quả. Nếu trẻ bắt đầu nói tục, người lớn cảm thấy thú vị, chăm chú nghe, thậm chí còn tán thưởng, thì thật không tốt chút nào.

Có những cuộc phỏng vấn một loạt các gia đình, điều tra ảnh hưởng không khí gia đình đối với việc nói tục của trẻ, đã phát hiện 3 loại sau: các thành viên trong gia đình sống hòa thuận, trẻ rất lễ phép, không nói tục, các thành viên trong gia đình tư tưởng sôi nổi, tràn đầy không khí gia đình, trẻ tính tình hoạt bát, lễ phép cũng không nói tục, chỉ có gia đình luôn cãi chửi nhau, trẻ mới bướng bỉnh và gây nói tục.

Trẻ nhận biết được, quan niệm đúng sai cũng rõ ràng, tại sao còn nói tục? Đạo lý rất đơn giản, trẻ tám tuổi ý thức chưa phân biệt được chủ thể và khách thể. Bạn có thể hỏi rằng: nói tục có tốt không? Trẻ sẽ cười và trả lời rằng không tốt, bởi trong ý thức của trẻ, nói tục chỉ là người khác không bao gồm mình. Đây là một mặt của vấn đề. Mặt khác là dù ý thức của trẻ không hoàn thiện nhưng vẫn biết quan niệm đúng hay sai, vẫn có thái độ không đồng tình với nói tục, nên vẫn có thể giáo dục được.

Đọc thêm: Ngăn ngừa hành vi ăn cắp ở trẻ

Cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp dưới đây để nhẫn nại uốn nắn trẻ hay nói tục.:

  1. Nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phân tích lý do trẻ nói tục và phân tích tâm lý của trẻ và sau đó lựa chon phương pháp phù hợp để sửa chữa cho trẻ.
  2. Không nên để ý để trẻ không gây được sự chú ý cho người khác mà tự động giảm bớt việc nói tục, tránh làm tăng hành vi không tốt của trẻ.
  3. Khi trẻ nói tục cha mẹ không nên có thái độ trách mắng và dọa nạt quoa loa, càng không nên đánh chửi mà phải tiến hành giáo dục và giản giải đúng hoặc sai cho trẻ hiểu. Nếu trẻ không để ý tới việc giáo dục thì có thể tiến hành hình phạt thích đáng, tránh tạo thói quen xấu cho trẻ.
  4. Khi con bạn ngoan ngoãn, không chửi bậy bạn nên có phần thưởng nhỏ khích lệ trẻ và làm cho trẻ biết việc trẻ không chửi bậy là đúng, được cha mẹ tán dương. Khi trẻ nhận được phần thưởng khích lệ đó trẻ sẽ nổ lực không chửi bậy nữa để cha mẹ khen thưởng tiếp.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nên uốn nắn khi trẻ nói tục. Đây là một vấn đề rất quan trọng sẽ hình thành nhân cách của trẻ khi lớn lên. Vì vậy cha mẹ nên uốn nắn kịp thời để cho trẻ hiểu như vậy là xấu, không ngoan để trẻ không nói nữa. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được các bạn.

Tham khảo: Phản ứng như thế nào khi con có hành vi thô lỗ

Đánh giá bài viết này