Loạn thị là nỗi lo lớn của tuổi trẻ

Hiện nay các bệnh về mắt đang tăng rất cao, không chỉ bệnh ở người lớn mà hiện nay tập trung ở mọi lứa tuổi, thậm chí là độ tuổi trẻ chưa đến trường. Bệnh viện mắt Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết 1 ngày bệnh viện có thể tiếp nhận gần 2000 ca khám bệnh về mắt. Do cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ cao. Đòi hỏi tuổi trẻ phải sử dụng và làm việc với máy tính nhiều, và thường xuyên tiếp xúc nhiều với điện thoại nên bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị, tật khúc xạ, … tăng đột biến. Với lý do là người tiếp xúc với ánh sáng gần quá nhiều không cho mắt nghỉ ngơi, hoặc cho mắt nghỉ ngơi không đúng cách nên dẫn đến các bệnh về mắt.

Loạn thị

Loạn thị

Contents

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc nên khiến mắt bị mờ. Giác mạc là một bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm ở phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Giác mạc khi không còn giữ độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường.

Nguyên nhân loạn thị:

Loạn thị xảy ra có thể là do tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt trong gia đình có cả bố và mẹ bị loạn thị thì người con có nguy cơ bị loạn thị rất cao.

Bên cạnh đó còn có thể là do bị tổn thương về mắt do tai nạn để lại sẹo ở giác mạc, bị cận thị hay viễn thị quá nặng. Có tiền sử phẩu thuật mắt như phẩu thuật đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân cuối cùng phải gánh chịu đó là do tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị loạn thị. Nhưng thực tế người cao tuổi thường có nguy cơ bị loạn thị cao hơn người trẻ tuổi.

Tham khảo: Bệnh cườm nước nguy hiểm như thế nào

Triệu chứng của bệnh loạn thị:

Những người loạn thị thường gặp những triệu chứng ban đầu như sau:

Nhìn khoảng cách từ 5m trở lên mọi vật đều cảm thấy mờ đi, nhòe hoặc méo mó. Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.

Gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu kèm theo khác như mỏi mắt, chảy ngước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy, …

Cách phòng ngừa loạn thị:

Loạn thị là do di truyền thì không thể phòng tránh. Nhưng các chuyên gia bệnh viện mắt cho biết các nguyên nhân còn lại có thể phòng ngừa bằng những cách như sau:

Nên tránh làm tổn thương mắt bằng cách nên đeo kính bảo hộ lao động.

Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói.

Nên để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác, khoảng 40 phút làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi 10 phút để cho mắt nhìn xa.

Khi có dấu hiệu về loạn thị thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh có diễn biến nặng.

Nên có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như: cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ như quả gất, cà rốt, cà chua, …

 Để ngăn ngừa bệnh về mắt ngay từ lúc này bạn không nên cho trẻ chơi điện thoại, làm việc với máy tính phải cho mắt nghỉ ngơi, nên đeo kính bảo hộ khi làm việc có thể ảnh hưởng đến mắt cao, nếu có dấu hiệu lạ về mắt như mờ và đau nên đi khám và điều trị ngay, không nên để mắt cố gắng làm việc vì như thế mắt cố gắng điều tiết về sau mắt sẽ càng bệnh nặng hơn.

Đọc thêm: Bệnh viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa

Đánh giá bài viết này