Nên giúp trẻ cách để tự tin

Như các bạn đã biết tự tin là khởi điểm của thành công, là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cha mẹ nên dạy cho con ngay từ lúc nhỏ nhìn thấy được sở thích của mình để chúng có thể tin tưởng vào bản thân mình rằng: “mình không thua kém hơn những người bạn khác”. Những việc người khác làm được thì chính bản thân con cũng làm được. Nếu trẻ xây dựng được quan niệm này về sau sẽ có tính độc lập rất cao và sớm đạt được những thành công bằng chính sự nỗ lực của bản thân.

Dạy trẻ cách tự tin

Dạy trẻ cách tự tin

Lòng tự tin là một phẩm chất quan trọng của một con người. Nếu như con ngừời không có lòng tự tin thì làm việc gì cũng khó khăn, không đạt được kết quả cao. Và lòng tự tin nó được xây dựng trên cơ sở ý thức trưởng thành của một cá nhân, là nội dung quan trọng của tinh thần tự chủ. Người có lòng tự tin cao, tin tưởng vào khả năng của chính mình, không chỉ dựa vào sự giúp đỡ của người khác, xác định và tin tưởng mình sẽ làm được bằng chính sự nổ lực của mình. Bởi vậy lòng tin là một sự kiện cần thiết để đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của một con người.

Ngày xưa phụ nữ phải sống trong thời phong kiến, ngày ngày chỉ biết dọn dẹp nhà cửa, lo ba bữa cơm và giặt đồ cho chồng con. Nhưng ngày nay phụ nữ cũng làm thế nhưng vai trò của phụ nữ lại gánh thêm một gánh nặng hơn đó là phải bước chân ra ngoài  xã hội làm việc, và thậm chí ngày nay phụ nữ không chỉ “giỏi việc nước mà còn đảm việc nhà” đó là sự tự tin và bản lĩnh của người phụ nữ. Sau này con của mẹ lớn lên cũng thế. Các bậc phụ huynh phải hướng dẫn cho bé hiểu là như vậy.

Như vậy lòng tin của trẻ được hình thành như thế nào?

Lòng tự tin của trẻ được hình thành trong cuộc sống thực tiễn thông qua những trải nghiệm của bản thân và sự giáo dục phù hợp. Trẻ thơ đến với thế giới này, không hiểu về mình và môi trường xung quanh, chúng chỉ tích lũy được những trải nghiệm của thành công hay thất bại thông qua hoạt động thực tiễn mới có thể nhận thức được năng lực của mình. Bởi vậy cha mẹ nên khích lệ chúng thử xem sao.

Không nên tuyên truyền bằng thái độ tiêu cực. Không nên nói “con làm còn sớm”. con luôn thích nóng lòng muốn thử, làm một chút việc vượt quá khả năng của mình. Chân của một đứa trẻ chưa đủ dài để đặt lên một bàn đạp nhưng vẫn muốn thử đi xe, do trẻ từ trước đến nay chưa té xuống nước bao giờ nhưng chúng vẫn muốn nhảy vào trong bể nước để chơi, chúng ta nên xử lý chúng như thế nào?

Bạn không nên phủ nhận hành động muốn thử khả năng của con, nói câu con làm còn sớm là bạn đã vô tình làm tổn thương lòng tự tin của con, điều này cũng tương đương với việc dội nước lạnh lên sự trưởng thành của con. Mà tại sao chúng ta không để chọn thử làm một số việc của chúng, biết đâu chúng sẽ tạo ra cho ta một bất ngờ.

Đọc thêm: Dạy trẻ đối phó với các đối tượng xấu ở trường

Con không biết chạy xe đạp, bạn có thể giúp con, để con đặt chân lên bàn đạp rồi mới đẩy xe chạy, lần đầu tiên thử nghiệm có một chút cảm giác thú vị của việc đi xe đạp; bạn có thể mua cho con một chiếc xe đạp nhỏ có bánh nhỏ ở hai bên, sẽ có một ngày con bạn sẽ tập chạy xe được. Con muốn bơi có thể đưa cho con một chiếc phao cứu hộ, để con đùa chơi trong nước, làm những động tác bơi trẻ sẽ vui mừng và kêu lên: “mẹ ơi con biết bơi rồi”. Con bạn đã thực hiện được mong muốn của mình thì sẽ tăng thêm một phần tự tin. Đây là là một bước khởi đầu tốt đẹp trên con đường đời của con.

Bạn hãy khích lệ tính mạo hiểm ở trẻ nếu có. Con người nên có những tìm tòi, theo đuổi. Điều này được bắt đầu từ tính độc lập và tính tự chủ từ nhỏ nhưng cần kiểm tra độ nguy hiểm đến bé để hướng dẫn trẻ xử lý kịp thời những kết quả không mong muốn.

Rèn luyện cho trẻ phải dũng cảm khắc phục khó khăn.

Trẻ muốn gầy dựng sự tự tin từ việc không ngừng khắc phục khó khăn. Nam nhìn thấy trong sân chơi những đứa trẻ lớn hơn đang vui vẻ chọn trò chơi “xe đỗ”, nó rất thèm. Mẹ khuyên nó ra chơi, nó ngần ngại nói: “con không biết chơi”. Với sự cổ vũ của mẹ nó căng thẳng ngồi lên xe chạy rất nhanh, chổ nào cũng đâm, Nam mặt đỏ lên, dùng tay nắm chặt vô lăng. Sau khi trò chơi kết thúc, mặt Nam cười rạng ngời, nói với mẹ: “con biết chạy xe rồi mẹ ơi, con muốn chơi nữa” Nam đã khắc phục những nỗi sợ hãy và thấy có thích thú trong lòng đã trở nên có lòng tin.

Là bậc cha mẹ nên tuyên truyền ý thức tích cực cho trẻ. Hãy nói với con rằng con có thể làm được. Sự tín nhiệm và đánh giá của cha mẹ với con cái có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tạo dựng lòng tin cho trẻ. Kinh nghiệm của trẻ rất hạn chế, sự tự tin của trẻ bước đầu được xây dựng trên phản ánh của người khác, nếu đứa trẻ cho rằng mình ghét cái này, người khác thích cái kia và mỗi người sẽ có khả năng nhất định. Thì nó sẽ biết tiến lên phía trước, tràn đầy tự tin với bản thân. Điều đó cha mẹ nên mỉm cười, tán thưởng khích lệ cho con. Khi con làm cái lồng đèn nhưng mãi vẫn không làm được, bạn hãy nói rằng con sẽ làm được, hãy thử lại một lần nữa xem sao? Nhưng đừng trách con: tại sao con làm mãi mà không được? nếu bạn cho rằng con của bạn làm không được, có lẽ con sẽ không làm được thật. Chỉ với sự khích lệ của bạn thì lồng đèn ngôi sao sẽ hoàn thành cùng tiếng cười của con.

Bạn nên xem trọng những thành tích của con mình. Cho dù dạy con làm bất cứ việc gì cha mẹ đều phải tạo điều kiện cho con đạt được thành công, nó sẽ tạo ra toàn bộ sự nhiệt tình và sự thông minh tài trí để giành những thành công mới. Trẻ khi lên ba tuổi đã thích vẽ tranh, cha mẹ đem tranh vẽ của bé treo lên tường và biểu dương bé vẽ rất đẹp. Mẹ đưa bé vào học lớp mỹ thuật. Sau này tranh của bé được đăng báo, được gửi đi triển lãm ở nước ngoài và sau này bé đã trở thành một họa sĩ nhí.

Trước hết cha mẹ phải lựa chọn mục tiêu cho con, nhất định phải phù hợp với những khả năng của chúng. Sự việc quá phức tạp, thất bại liên tiếp, sẽ khiến cho con nảy sinh những tâm lý nhút nhát, tự ti đánh mất đi niềm tin của mình, đó gọi là “không có hỗ trợ học tập” tức là bất lực trước khó khăn, sợ khó khăn, thiếu khả năng cạnh tranh, không muốn bỏ ra nổ lực và thử nghiệm nhiều hơn.

Cha mẹ giúp con xây dựng niềm tin là một bí quyết để con nhanh chóng trưởng thành, tự tin để có thể vượt qua bất cứ khó khăn nào.

Tham khảo: Cách dạy trẻ khi trẻ có hành vi thô lỗ

Đánh giá bài viết này