Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ

Trĩ là một căn bệnh thường gặp, tuy không gây tử vong và ít có biến chứng nặng nề nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Người xưa có câu “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì có chín người bị bệnh trĩ”. Tuy nhiên, do trĩ là căn bệnh nằm ở vị trí đặc biệt và không gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống nên người bệnh thường đi khám và chữa trị rất muộn.

Các loại bệnh trĩ

Các loại bệnh trĩ

Trĩ là một hệ thống đám rối loạn tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng, do một nguyên nhân nào đấy làm cho hệ thống tĩnh mạch trĩ sa giãn không hồi phục.

 Bình thường, các tĩnh mạch này có vai trò khép kín hậu môn nên ai cũng phải có. Do vậy, ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao như người có công việc ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, sinh con bằng phương pháp sinh thường, người bệnh vùng đại tràng, phụ nữ mang thai, …

Tuy nhiên bệnh trĩ không chỉ có mức độ nặng nhẹ như nhiều bệnh nhân thường lầm tưởng mà bệnh trĩ được chia làm 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cách chia như vậy là dựa trên vị trí của các tĩnh mạch bị giãn so với mép hậu môn. Vì vậy khi phát hiện bị bệnh trĩ bạn nên đi điều trị. Nếu như được bác sĩ chuẩn đoán là độ 1 hoặc độ 2 thì chỉ chữa trị bằng cách dùng thuốc. Nếu như được bác sĩ chuẩn đoán là độ 3 thì phải dùng đến biện pháp phẩu thuật rất đau đớn, tốn kém kinh phí nhưng vẫn rất dễ tái phát. Không những thế mà còn có thể gây nhiều biến chứng cấp tính như mất máu, viêm nhiễm, phù nề hậu môn.

Contents

 Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ nhưng bệnh trĩ có thể xảy ra do những yếu tố sau đây:

  1. Bị táo bón thường xuyên:

 Những người này khi đi cầu phải rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày do tiêu ra máu bị nhiễm trùng nên dẫn đến xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài khi các bạn làm việc nặng và cảm thấy đau rát, khó chịu.

  1. Bệnh hội chứng lỵ:

Những bệnh nhân bị bệnh lỵ có dấu hiệu như đi đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Tăng áp lực trong ổ bụng là những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, những bệnh nhân giãn phế quản, ho nhiều, những người lao động nặng như khiêng, vác vật nặng, … làm cho bệnh trĩ dễ dàng bị xuất hiện.

Đọc thêm: 10 lời khuyên ăn uống tránh ung thư

Những biểu hiện của bệnh trĩ:

Khi trong cơ thể của bạn có những biểu hiện lạ như đi cầu bị chảy máu, đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo. Nhưng dần về sau người bệnh sẽ phát hiện trên giấy chùi vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân rắn. Về sau khi đi cầu rất khó và mất thời gian rất lâu, phải rặn nhiều do táo bón có thể thấy máu chảy thành giọt hay thành tia. Sau đó có dấu hiệu búi trĩ sa ra ngoài bạn cần nên đi khám và điều trị ngay, không nên để bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng rồi mới đi khám.

Sau một thời gian người bệnh có dấu hiệu sa búi trĩ cảm giác đau đớn, đi đứng, ngồi gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đầu khi đi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó tự thụt vào như không có gì, dần về sau khối lồi ra  to  dần sau khi đại tiện phải nhét nó vào, nếu nặng hơn có thể khối này sẽ to hơn và nằm ở bên ngoài không co giãn ra vào được nữa.

Cách phòng, trị bệnh trĩ:

Thứ nhất: Nên tập thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày, ban đầu có vẽ hơi khó khăn. Nhưng dần dần các bạn cũng sẽ quen.

Thứ hai: Nên điều chỉnh thói quen ăn uống:

Không nên uống những chất kích thích như cà phê, trà, rượu. Tránh các thức ăn cay như: ớt, gừng, tiêu. Những món thức ăn như ớt thì các bạn khó có thể bỏ, nếu như đã quen ăn ớt rồi thì món ăn khi không có ớt, tiêu sẽ vô vị không có món nào ngon cả. Vì vậy bạn có thể cho 1 trái ớt vào đĩa và cắt nó làm hai bạn chỉ ăn nước mắm có hương vị của ớt chứ không ăn trực tiếp ớt, bệnh của bạn sẽ nhẹ hơn. Bên cạnh đó bạn nên uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày là tốt nhất. Ăn nhiều chất xơ: Như ăn rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn nhiều khoai lang, … tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ,… một điều mà các bạn cần chú ý hơn khi mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu là các bạn không nên làm công việc nặng, nên ăn nhiều rau diếp cá sẽ giúp các bạn phục hồi bệnh trĩ mà không cần phải dùng thuốc.

Nếu bạn muốn có một sức khỏe lành mạnh không muốn vướn vào bệnh trĩ bạn nên khám sức khỏe khi có dấu hiệu tiêu ra máu, ăn uống phải điều độ, mỗi bữa ăn phải có rau và uống nhiều nước trong ngày, không ngồi một chỗ quá lâu sẽ giúp các bạn không vướn vào bệnh trĩ.

Tham khảo: Bí quyết điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Đánh giá bài viết này