Phê bình trẻ như thế nào là tốt nhất?

Trong cuộc sống mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau và sống trong một gia đình có nhiều kiểu giáo dục khác nhau tùy theo kiến thức và cách ứng xử của từng gia đình nên con cái lớn lên mỗi người đều có cách ứng xử khác nhau. Vì vậy là bậc cha  mẹ nên nghiêng cứu phê bình trẻ như thế  nào để trẻ khắc phục nhanh nhưng vẫn vui vẻ mà không bị thụ động về tính cách và tinh thần sau này.

Cách phê bình trẻ con

Cách phê bình trẻ con

Contents

Câu chuyện phê bình trẻ không đúng cách

Lúc còn học lớp sáu cuộc sống của Quân gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất và cả tình thương, cha của Quân bỏ đi làm ăn xa, mẹ thì khờ khạo không biết gì tối ngày chỉ biết la mắng Quân khi Quân làm sai. Một ngày nọ khi Quân đi học về lúc đó không có ai ở nhà, bụng đang đói vừa mở tủ ra thì thấy hai quả xoài cát hòa lộc, Quân mừng quá vội đi lấy con dao gọt rồi ăn hết quả xoài. Một lúc mẹ về tới, mẹ mắng Quân một phát, tại sao con lại ăn xoài mà không hỏi người lớn? Xoài này là của cô út gửi tặng cho bà nội. Con tự đi tìm mua lại đền cho bà nội đi, trong lúc đó trong lòng của Quân cảm thấy buồn vô cùng rồi lấy tiền của mình đã tích lũy được để đi mua một quả xoài đền lại cho bà nội. Một ngày sau thì Quân mở ti vi để xem nhưng xem một chút thì vận xui mang lại cho Quân một lỗi nữa đó là cái ti vi tự nhiên nó mất hình và không khởi động được nữa. Khi về đến nhà thấy cái ti vi bị hư anh hai của Quân quát cho một trận tơi bời nữa nhưng Quân thật sự không cố ý, nó tự dưng hư chứ em không hề phá gì cả. Một ngày kia, anh ba cùng mẹ đi làm vườn, nhưng anh hai mãi mê chơi đá banh không chịu về coi chừng nhà, mẹ và anh ba giao nhiệm vụ cho Quân là phải trông chừng nhà kẻo bị ăn trộm, nhưng Quân muốn đi theo mẹ thì bị anh ba đánh đòn. Kể từ ngày đó Quân trưởng thành với nổi lo sợ. Lúc nào cũng bị mắn, lúc nào cũng sợ bị người khác phê bình cho nên làm việc gì cũng không có hiệu quả vì luôn sợ mình làm sai. Kể từ ngày đó Quân lớn lên bằng lối sống khép kín không muốn giao tiếp bạn bè, không muốn đi chơi cùng ai, nói chung là không muốn xã giao, cứ ngày ngày khi Quân đi học về là tự nhốt mình trong phòng để học bài, ăn uống, sinh hoạt cá nhân xong rồi đi ngủ. Kể từ ngày đó Quân trở thành người mắc bệnh trầm cảm. Khi Quân lớn lên bước chân ra ngoài xã hội thì mới biết mình không bằng ai. Vì mình đã mất đi sự bản lĩnh và tự tin ngay từ lúc nhỏ. Chính vì vậy các bậc làm cha mẹ nên chú ý dạy con rồi phải nhẹ nhàng dỗ ngọt con đừng bỏ rơi con muốn nghĩ gì thì nghĩ.

Trong ngôn ngữ phê bình con,  cha mẹ phải nên thật sự tỉnh táo và cẩn trọng, nhớ là phê bình trẻ để chúng trưởng thành một cách lành mạnh, chứ không phải phê bình quá mức chỉ có tác dụng đả kích trẻ, nhưng nguyên tắc thì vẫn giữ vững, cho dù chưa thể thuyết phục được trẻ ngay lập tức.

Nghệ thuật phê bình trẻ đúng cách

Khi cha mẹ phê bình con không được làm tổn thương đến hình tượng cái tôi của con, phê bình phải có nghệ thuật, cẩn thận khi dùng từ ngữ, những từ khiển trách không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu sau này. Một chuyên gia tâm lý trẻ em đã đưa ra 10 loại ngôn ngữ gây tổn thương điển hình đến trẻ:

  1. Lời ác độc: đồ ngu, nói dối, đồ vô dụng.
  2. Lời nhục mạ: mày thật là đồ bỏ đi.
  3. Trách cứ: con lại làm hỏng việc rồi, hỏng hết rồi.
  4. Áp chế: im miệng! sao con có thể không nghe lời chứ.
  5. Ép buộc: ta nói không được là không được.
  6. Uy hiếp: ta sẽ không để ý đến con nữa, muốn đi thì cứ đi.
  7. Cầu khẩn: tao lạy mày, mày đừng có làm như thế nữa được không?
  8. Lời oán trách: con làm những việc thế này khiến mẹ đau lòng.
  9. Hối lộ: nếu con được điểm 10, nghỉ hè mẹ sẽ đưa con đi du lịch. Con mà không thi tốt thì ở nhà mà quyét dọn cả khu vườn.
  10. Lời châm chọc: con muốn làm mất mặt mẹ ư? Thế mà chỉ được có 4 điểm.

Chú ý khi phê bình trẻ

Do đó, khi phê bình con cái, cha mẹ cần chú ý những điểm như sau:

Tránh dùng từ ngữ mang tính phủ định, tính tổn hại, đừng bới móc cười nhạo.

Đừng vơ đũa cả nắm, con làm không tốt một việc, liền nói nó “cái gì cũng không biết làm”.

Đừng khơi gợi lại những việc đã qua, khi con mắc lỗi, liền bới lại những lỗi lầm trước đây của trẻ. Như vậy sẽ gây cảm giác hụt hẫng ở trẻ.

Đừng nói quá về lỗi của con, đặc biệt đừng chỉ trích, kể lễ lỗi lầm của chúng ngay trước mặt người ngoài.

Không nên phê bình trẻ ngay trong lúc nóng giận, khi đó dễ mất bình tĩnh, sau khi làm tổn thương trẻ thì hối hận cũng không kịp.

Không thể dùng tư duy, thói quen xấu của con mình để yêu cầu trẻ, hoặc phê bình hành động đúng đắn của trẻ.

Vì vậy việc phê bình con là điều cần thiết trong quá trình lớn lên của trẻ, nhưng cha mẹ không nên lạm dụng những lời phê bình đó để nhiếc móc trẻ , mà nên dừng lại ở mức độ hợp lý nhất, nên khích lệ và động viên trẻ khi làm chưa tốt một công việc nào đó để trẻ có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như là cuộc sống. Để trẻ sống đẹp và có ích cho xã hội mai sau.

Bí quyết: Cách cho trẻ uống thuốc khi bệnh dễ dàng

Đánh giá bài viết này