Bệnh chàm ướt là một loại bệnh ngoài da thường gặp, có quan hệ chặt chẽ với bệnh dị ứng, bệnh có thể mắc ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh chàm ướt của trẻ em thường liên quan đến nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể, cho nên cần phải kết hợp những tình huống cụ thể của từng trẻ bị bệnh, phân tích kỹ càng tìm ra nguyên nhân. Loại bệnh này thường xuất hiện ở đầu, hai má và cằm, nổi lên những mảng chàm màu đỏ, to bằng hạt gạo, tập hợp lại thành từng mảng chàm màu đỏ, gồm nhiều mụn nhỏ riêng lẽ, chàm thường mọc đối xứng nhau, thông thường không sốt, vô cùng ngứa ngáy khó chịu, đêm không ngủ được, đôi khi trẻ ngứa gãi, cào xướt rách da, rách thịt, dễ gây nhiễm trùng.
Contents
Nguyên nhân gây bệnh chàm ướt:
Như đã nói trên, bệnh chàm ướt là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào nên có thể hiểu rằng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mà ai cũng có thể gặp phải ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu chính xác kết luận nguyên nhân gây nên bệnh chàm ướt nhưng theo các chuyên gia y tế các yếu tố, đặc điểm cơ địa, môi trường, hóa chất, di truyền hay dị ứng theo mùa.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ướt:
Khi mắc bệnh chàm ướt ở tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể, bệnh nhân sẽ thấy các lớp mụn nước xuất hiện trên các đầu bàn và ngón tay, ngón chân sau đó lan ra các vùng da xung quanh.sau một thời gian các mụn nước căng mọng, có nhiều nước gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi chà sát hay gãi và khiến mụn bị vỡ ra sẽ cảm thấy rát thậm chí có một số trường hợp có thể bị chảy máu, tổn thương da gây đau và khó chịu.
Thông thường mụn nước sẽ tồn tại trong khoảng 2-4 tuần rồi mới vỡ ra, nếu không được điều trị kịp thời và tránh các tác nhân gây bệnh sẽ khiến bệnh chàm ướt tăng nặng hơn và dễ bị tái phát.
Bí quyết: Trị rôm sẩy, hăm hiệu quả nhất
Cách chữa trị bệnh chàm ướt:
Ngoài việc phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, nếu là trẻ em thì phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đặc biệt, chế độ ăn uống của trẻ cũng cần phải thích ứng, không thể chiều theo ý của trẻ, ăn uống quá định lượng hoặc ăn uống những món gây dị ứng, đòi hỏi thức ăn phải giàu protein, vitamin và nước, đường và chất béo ở mức độ vừa phải nếu có hiện tượng tiêu hóa không bình thường, suy dinh dưỡng, thiếu máu, … Phải kịp thời chữa trị ngay.
Cách phòng tránh bệnh chàm ướt:
Cần chú ý rèn luyện thân thể, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời thích hợp, nhưng không nên đứng lâu dưới ánh nắng rát. Cần chú ý vệ sinh thân thể, cần ăn mặc thoáng mát, quần áo cần phải giặt sạch thường xuyên, thường xuyên phơi chăn nệm ga trải giường, thường xuyên cắt móng tay và cắt tóc. Tránh dùng xà phòng nhiều, tốt nhất nên dùng xà phòng trung tính. Khi rửa vết thương, có thể dùng nước muối 1% (thuốc tím).
Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh chàm ướt, nếu có các dấu hiệu trên thì các bạn nên điều trị kịp thời không nên để kéo dài rất khó chịu và không tốt cho cơ thể.
Bệnh liên quan: Cách chữa trị bệnh ghẻ nước