Bệnh vảy nến có tác hại gì và cách phòng ngừa vảy nến

Vảy nến là bệnh đỏ da có vảy mãn tính, xảy ra trên một cơ địa có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động như stress, nhiễm trùng, chấn thương thượng bì, … hầu hết là lành tính, nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Bệnh gặp ở cả hai giới, mọi lứa tuổi và xuất hiện ở mọi địa phương. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa. Theo trạng thái tình cảm.

Vảy nến

Vảy nến

Contents

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến:

Vảy nến hình thành do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, cụ thể là tăng sinh tế bào thượng bì, đặc biệt là lớp tế bào đáy và tế bào gai dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng. Bình thường chu kỳ biệt hóa của tế bào thượng bì là 20-27 ngày. Trong bệnh vảy nến chu trình này còn 2-4 ngày.

Do yếu tố di truyền: người ta cho rằng vảy nến là bệnh do di truyền, gen gây nên bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan HLA-DR7, B13, B17, B37, BW57, CW6, … dưới tác động của các yếu tố gây bệnh như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết các thuốc …, gen này được khởi động dẫn đến làm tăng sinh tế bào biểu bì sinh ra vảy nến.

Ngoài các yếu tố trên còn có thể do nhiễm khuẩn, do thuốc, stress gây suy  sụp về tinh thần, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, …

Triệu chứng vảy nến:

  1. Tổn thương về da:

Vảy  da: Trên dát đỏ có phủ một lớp vảy trắng đục hơi bóng như xà cừ, màu nến trắng, xếp thành nhiều lớp dễ bong. Vảy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác đùn lên.

Tổn thương ở móng: Gặp ở 25% trường hợp, bản móng có hố lõm nhỏ, hoặc có đường kẻ dọc theo móng. Làm cho móng có độ giòn, vụn, dày ở bờ tự do, thường bị nhiều móng cùng một lúc. Thường kết hợp với đỏ da bong vảy xung quanh món. Vảy nến mụn mủ thấy các mụn dưới móng hoặc xung quanh móng. Vảy mụn mủ thấy các mụn dưới móng hoặc xung quanh móng.

  1. Tổn thương khớp:

Gồm các biểu hiện như đau khớp, hạn chế và viêm một khớp, viêm đa khớp vảy nến có hình ảnh lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp hơn so với viêm đa khớp, khó phân biệt với viêm cột sống dính khớp. Khi chụp X quang thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương hủy hoại sụn, xương, dính khớp.

  1. Tổn thương ở niêm mạc:

 Thường gặp ở niêm mạc quy đầu là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy.

Ở lưỡi: giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy.

Ở mắt: dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.

Đọc thêm: Bệnh ghẻ nước điều trị như thế nào

Cách chăm sóc bệnh vảy nến:

Khi người bệnh phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của người bệnh nhưng cũng đủ để làm tổn thương cho da, nhất là lúc này da người bệnh đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vảy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra để tránh bệnh vảy nến phát triển và lan rộng, cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn và vi rút, …

Nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, …

Nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, và nên thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bị bệnh vảy nến người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm nhất khi thấy có dấu hiệu trên để điều trị kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc về bôi lên da nếu không hợp thuốc bệnh sẽ nặng và cơ thể sẽ khó chịu hơn. Và có một số bệnh nhân vảy nến sử dụng sữa non alpha lipid sau một thời gian có cải thiện rất tốt, quý khách có thể tham khảo thêm hoặc nhờ tư vấn qua số hotline 0868 243 345

Bệnh tương tự: Bệnh chàm ướt chữa trị như thế nào

Đánh giá bài viết này