Làm gì với trẻ hay tranh cãi và đánh nhau

Trong cuộc đời của những em học sinh có một giai đoạn khi lớn lên phải nhớ mãi trong cuộc sống đó là giai đoạn còn nhỏ thường hay đánh nhau với bạn, nếu em nào có tính cách thô bạo thường hay đánh bạn. Nếu em nào có tính cách hiền hậu thường hay bị bạn đánh. Vì vậy cha mẹ nên làm cách nào để dạy trẻ biết cách xử lý đúng đắn khi chúng hay tranh cãi và đánh nhau. Trên đây là những kinh nghiệm mà mình nên nghiên cứu:

Trẻ đánh nhau

Trẻ đánh nhau

Contents

1. Dạy con có tâm lý tự vệ đúng đắn

Tâm lý của trẻ sau khi bị ức hiếp rất khó chịu, muốn tìm cách đòi lại công bằng nên đã dùng hành động. Đây là một kiểu tâm lý tự vệ của trẻ, các bậc cha mẹ nên dạy con có ý thức tự bảo vệ mình, nhưng phải dạy trẻ không được đánh người, càng không nên chủ động công kích người khác.

2. Giảng giải cho con hiểu được sai lầm của mình và học cách để xin lỗi

Là người mẹ cần dạy cho con biết người nào xô đẩy bạn trước cũng là điều sai, đánh người là không đúng. Dù đó là vô ý thì cũng nên đưa con đến xin lỗi bạn trước. Có thể nói với trẻ như thế này: “mẹ biết con không phải là người gây sự, nhưng sau đó con lại đẩy bạn là không đúng. Hãy xin lỗi bạn được không? Trẻ sẽ có thể tiếp thu ý kiến của bạn.

Bí kíp: Dạy trẻ cách đối phó với các đối tượng xấu ở trường

3. Giữ trạng thái bình thường khi xử lý những xung đột giữa trẻ

Trẻ rất dễ có những xung đột, nhưng những xung đột đó không có gì to tát, cha mẹ không nên để ý quá. Nếu tình hình không nghiêm trọng thì tốt nhất cha mẹ không nên xen vào. Không biết chừng lại giúp ích cho tình bạn của con trẻ, giúp cho trẻ hiểu nhau hơn, từ đó trở thành người bạn tốt của nhau. Nếu vấn đề tương đối nghiêm trọng thì người lớn cũng chỉ nên dùng phương pháp khuyên giải, không nên đổ thêm dầu vào lửa, càng làm mâu thuẫn sâu thêm. Tốt nhất nên đưa con mình ra chỗ khác, an ủi và dạy dỗ con biết bình tĩnh ôn hòa.

4. Không dung túng và áp đặt

Trong quá trình xử lý mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ cha mẹ cần chú ý đến phương pháp, không nên quá thiên vị cũng không nên quá nghiêm khắc. Bởi nếu thiên vị thì chính bạn đang tiếp tay cho con mình, giúp tính công kích của trẻ lớn hơn, khiến cho chúng dần có thói quen ăn hiếp bạn yếu hơn. Nhưng nếu quá nghiêm khắc với con thì hiệu quả đạt được không tốt lắm. Bởi vì trẻ có cảm nhận của riêng chúng, nếu cảm nhận đó không được giải tỏa thì tạo tâm lý ngược lại, như thế không chỉ làm tổn thương đến lòng tự trọng của chúng mà còn khiến chúng không có ý thức tự bảo vệ, từ đó trẻ trở nên yếu đuối, nhu nhược đồng thời bị tổn thương nhân cách, không biết bị xử lý như thế nào khi gặp sự cố. Cho nên, các bậc cha mẹ nên chú ý đến mức độ phù hợp để giúp trẻ có được tâm lý và sinh lý khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ vấn đề nên làm gì khi con trẻ tranh cãi và đánh nhau. Vì giữa những đứa trẻ rất dễ nảy sinh xung đột và mâu thuẫn, khi đó việc cần thiết nhất là cha mẹ nên dạy con là giảng giải lý lẽ cho trẻ chứ tuyệt đối không dung túng, bao biện cho trẻ vì làm như thế sẽ khiến con sai lại càng sai.

Tham khảo: Cách dạy dỗ trẻ khi có hành vi chống đối

Đánh giá bài viết này