Cha mẹ rất ít khi và thậm chí chưa bao giờ nhìn vào mắt con để nói chuyện. Một số phụ huynh khi con về nhà muộn mà không nói rõ ngọn ngành đầu đuôi, khi con nói tan lớp muộn cha mẹ cũng không nhìn thần thái và ánh mắt của con đã vội vàng chất vấn: “tan học gì mà muộn thế? Nói dối” có người thậm chí còn tìm đến trường để đối chất, khiến cho con cảm thấy tự ái và xấu hổ, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Thực ra, chỉ cần nhìn vào mắt của trẻ, với ánh mắt tinh tế có thể biết nguyên nhân thực sự mà trẻ nói và có được một đáp án thỏa ý. Nếu con cúi đầu, tránh ánh mắt của bạn, nói lý nhí là tan học muộn, bạn có thể khiến trẻ ngẩn đầu lên bằng cách nói “con hãy nhìn mẹ”, dùng ánh mắt tin tưởng và nghiêm khắc nhìn con, yêu cầu nói lại một lần nữa, là vì sao về muộn. Rất nhiều đứa trẻ nếu nói dối sẽ sợ ánh mắt nghiêm khắc của mẹ mà rút lại lời nói của mình. Nếu trẻ đi chơi lúc này cha mẹ nhất thiết không nên nổi nóng, càng không nên chưởi mắn mà nên khoang dung. Nhưng phải nói với con rằng nói dối là không tốt, cũng không quên nhắc lần sau là nói thật là được rồi.
Giữa cha mẹ và con cái, ánh mắt là một trong những biện pháp giao lưu trao đổi tốt nhất. Đối với những hành vi của con, nếu cha mẹ dùng ánh mắt đồng ý tán thưởng, con sẽ nhận được sự cổ vũ, nên có ánh mắt hứng khởi và vui vẻ đối với cha mẹ. Ngược lại với hành vi nào đó của trẻ, khi cha mẹ dùng ánh mắt để phủ nhận, lúc này trẻ cũng sẽ dùng ánh mắt nghi ngờ đối với cha mẹ. Đây chính là cách trao đổi có hiệu quả thông qua ánh mắt. đó cũng chính là bản năng vốn có giữa cha mẹ và con cái, không cần nhắc nhở, không cần học hỏi cũng có được.
Khi dần dần lớn lên, cha mẹ nói chuyện với con cũng không nên coi nhẹ phương thức giao tiếp, tuy có hiệu quả mà rất đơn giản là bằng ánh mắt. Thực ra, bất cứ lúc nào cũng không nên xem nhẹ ánh mắt của con, không nên bỏ qua cái nhìn giữa cha mẹ với con.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn đặc biệt là mắt của trẻ lại có sức thu hút. Mỗi khi trẻ vô tình nói dối, dù cho miệng có dẻo đến đâu ánh mắt của trẻ cũng không thể che giấu được. Ánh mắt né tránh và hoản loạn sẽ nói lên tất cả sự dấu giếm của trẻ. Khi bạn nghi oan cho con ánh mắt ngây thơ, tủi thân của con sẽ nói cho bạn biết nhất thiết không được võ đoán, sự việc có thể hiểu nhầm.
Đọc thêm: Dạy trẻ cách tự tin
Ánh mắt của trẻ thường biểu lộ một cách chân thành những suy nghĩ trong nội tâm. Cho nên cha mẹ khi nói chuyện cùng con nên dùng ánh mắt quan tâm chân thành nhìn vào mắt của trẻ để cùng tâm sự nói chuyện.
Từ trong ánh mắt của trẻ, cha mẹ còn có thể đọc rất nhiều điều, không chỉ biết được yêu ghét buồn vui của con mà còn có thể nhìn thấy được hoạt động nội tâm của trẻ. Một đứa trẻ lành mạnh, năng động, ánh mắt thường tràn đầy nhiệt tình và khát vọng. Nếu tâm hồn trẻ đã từng bị tổn thương thì trong ánh mắt của trẻ lúc nào cũng lộ ra những tâm trạng không tốt như nghi hoặc bất mãn, lạnh lùng, phẩn nộ, …
Nếu mỗi bậc cha mẹ đều chú ý đến ánh mắt của trẻ, đồng thời biết tận dụng ánh mắt tin tưởng, kỳ vọng, … của mình bạn sẽ nhận được hiệu quả không ngờ tới. Ánh mắt của cha mẹ sẽ mang đến sự cổ vũ, niềm tin, dũng khí, an ủi và sự cảm động lớn đối với con, dù con tính khí thế nào, ánh mắt nghiêm khắc của cha mẹ thường có tác dụng giáo dục tốt hơn là thái độ thô bạo nhằm làm lay động tâm hồn của trẻ. Không tin bạn cứ thử mà xem, dùng ánh mắt khẩn thiết nhìn con, bằn tâm trạng bình tĩnh sẽ khiến trẻ thay đổi thái độ.
Trên đây là những chia sẻ về cha mẹ nên dùng ánh mắt khi trò chyện cùng con, tuy có những trẻ không nói ra nhưng cha mẹ sẽ biết trong lòng trẻ đang muốn nói điều gì. Bên cạnh đó trẻ có thể nhìn thấy tất cả từ ánh mắt của cha mẹ, có thể khiến trẻ thêm niềm tin, hoặc sự thất vọng. Từ đó con và cha mẹ có thể hiểu nhau nhiều hơn.
Tham khảo: Đứng ở vị trí của trẻ để cảm nhận cảm giác của chúng