Những cặp vợ chồng trẻ hầu như ai cũng có con nhỏ, nhưng việc dạy dỗ con cái của mỗi gia đình đều có cách dạy dỗ khác nhau, như vậy làm sao để dạy cho trẻ học được tính tự giác đây? Như các bạn cũng biết việc hình thành, phát huy tính tự giác của trẻ sẽ góp phần rất quan trọng trong việc định hình nhân cách sau này của các em sẽ làm tác động đến tương lai của cả đời người, vì nếu như bậc cha mẹ giúp trẻ xây dựng được tính tự giác càng sớm càng tốt, thông qua việc rèn luyện từ thực tế, ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nhận thức.
Nhìn chung, khi trẻ được 2 tuổi trở đi, việc rèn cho bé tính tự giác nên được triển khai. Đây chính là giai đoạn trẻ đang dần phát triển về trí tuệ, cảm xúc, tư duy, nên việc cho trẻ đến trường và rèn luyện tính tự giác ở giai đoạn này là rất cần thiết và hiệu quả. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như chuyện ăn uống, cất gọn đồ chơi sau khi chơi, vệ sinh cá nhân…
Nhưng sự tự giác không thể có khi cha mẹ chỉ nhắc nhở qua loa bằng những lời nói suông hay ép buộc.
Bên cạnh việc uốn nắn trẻ đi vào nề nếp, cha mẹ cũng xây dựng tính tự giác từ trò chơi với con. Hãy đặt ra những trò chơi mang tính ràng buộc trách nhiệm. Chẳng hạn cùng phân biệt màu sắc, ai chỉ sai sẽ phải đi cất đồ chơi; hay tập hát một bài hát, ai thuộc và hát hay hơn sẽ có 10 phút xem câu chuyện của đốm. Đây cũng lại là một cách dạy về tự giác: Sau 20 phút, chắc chắn sẽ phải tắt tivi, nếu không, sẽ phạt cả tuần không được xem một phút tivi nào cả. Bé sẽ nhớ rất lâu những hình phạt như thế này, thay vì sự quát mắng và đòn roi.
Từ đó đến khi trẻ lớn bắt đầu đi học điều chủ yếu nhất là phải biết cách học tập. Đây là những điều mà chắc chắn các bậc làm cha mẹ ai cũng mong mỏi nhất chính là làm cho con trẻ ham muốn học tập lại vừa học giỏi, khiến cho việc học tập từ chỗ tự phát khiến nó trở thành tự giác, coi trọng phương pháp và kỹ năng học tập và cuối cùng là có khả năng tự học. Bên cạnh đó trong cuộc sống cũng có một số trẻ, chán học, bỏ học luôn khiến các bậc làm cha mẹ rất đau đầu nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải bất lực.
Tham khảo: Dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người
Bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái phải bắt đầu từ việc bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho việc học tập không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn có khả năng nắm vững và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Học tập phải có phương pháp, học mà chơi, chơi mà học, mục đích cuối cùng là trở thành con người tài năng có đầy đủ những tri thức khoa học. Để giúp con cái biết cách học tập vì vậy các bậc cha mẹ nên hướng cho con một thói quen say mê đọc sách giúp trẻ mở rộng tầm mắt, mở mang kiến thức và giúp cho bé nâng cao việc học tập trên lớp. Đồng thời với việc dẫn dắt, khuyến khích cho con đọc sách, các bậc cha mẹ không nên áp đặt ý muốn của bản thân cho con mình. Nên lấy việc khai thác quỹ thời gian cũng như không gian học tập của con làm trọng điểm, nhằm để kích thích sự hứng thú và tạo tính tích cực cho trẻ trong học tập. Đa số hiện nay các bậc cha mẹ ý thức được rằng, cha mẹ có vai trò trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái của họ. Là bậc cha mẹ chỉ khi nào thực hiện tốt chức trách của mình theo đúng nghĩa, cha mẹ mới có thể đón nhận niềm vui từ những thành quả của việc giáo dục con cái mang lại.
Nếu như trẻ rèn luyện được tính tự giác thì sau này khi lớn lên bé rất thành công trong công việc cũng như là cuộc sống, cha mẹ không phải mất thời gian để lo cho bé. Vì khi bé phát hiện mình kém hơn bạn thì tự động bé sẽ cố gắng vươn lên để đạt được mục đích của mình.
Bí quyết: Dạy trẻ cách đối phó với nạn bạo lực học đường