Thay đổi quan niệm của trẻ tự cho mình là trung tâm

Trong cuộc sống đôi lúc tâm trí của trẻ tự cho mình là trung tâm. Hiện tượng tâm lý này có thể xảy ra theo sự lớn lên của tuổi tác, sự phong phú của trí tuệ, sau đó được sự chỉ bảo dạy dỗ của người lớn mà dần dần mất đi. Trong khi chúng ta dạy dỗ con cái thường nhắc nhở trẻ phải như thế này, như thế kia, nhưng lại chưa bảo trẻ suy nghĩ về mối quan hệ giữa bản thân trẻ và những người khác. Điều này có thể gây trở ngại trong việc phát triển tâm lý của trẻ, chậm lại sự mất đi của hiện tượng tự coi mình là trung tâm, rất dễ làm cho trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức không tốt. Và như vậy có thể xảy ra những hiện tượng sau:

Trẻ là trung tâm

Trẻ là trung tâm

  1. Vì sự sạch sẽ của bản thân, dùng sách vỡ của người khác để lau chỗ của mình.
  2. Tự mình quét dọn sạch sẽ lớp học, nhưng ngược lại đem rác đổ sang địa phận lớp bên cạnh.
  3. Chỉ chú ý đến sự thoải mái của bản thân khi xem ti vi, không hề chú ý đến việc những người khác bị làm phiền.
  4. Mẹ làm thức ăn xong, con chỉ nghĩ đến sự tham lam của bản thân mà không nghĩ đến mẹ cũng cần tăng cường dinh dưỡng.

Do vậy, các nhà giáo dục kiến nghị: Phải dạy cho học sinh biết nhìn thấy người khác, trong quá trình giáo dục, việc đầu tiên cần quan tâm là phải khiến cho trẻ nhận thức được sự tự hào khi lao động vì cha mẹ, vì bạn bè. Chỉ sau khi nhìn thấy cảm giác tự hào trong ánh mắt lấp lánh của trẻ, mới có thể nói rằng nhân tính của con người này đã ra đời.

Phải dạy cho trẻ biết suy nghĩ đến chữ “nhân” người thầy giáo đầu tiên phải dạy cho học sinh biết tự nhận thức, tự lao động, tự tạo ra thời gian, phải giảng về đạo lý hoàn chỉnh chính là ở chữ “nhân”.

Rất nhiều hoạt động của trẻ có ý nghĩa lớn lao, không chỉ có liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến người khác. Nếu chỉ dạy cho trẻ vì bản thân hoặc dạy vì người khác thì điều đó chưa đủ, phải dạy cả hai thứ mới là đạo lý hoàn chỉnh. Ví dụ trẻ con đi ra ngoài chơi, mẹ luôn nhắc nhở “không được nghịch nghợm, khi đi trên đường nhớ chú ý xe cộ (đây mới chỉ là dạy con chú ý đến bản thân), mẹ ở nhà sẽ rất lo cho con (đây là dạy con nghĩ đến mẹ). Thường xuyên chỉ bảo điều này làm cho đứa trẻ luôn nhớ đến chữ nhân, nhờ vậy có thể lưu lại sâu sắc trong lòng đứa con.

Việc lao động một cách tự nguyện của một người vừa có thể tự rèn luyện, tự hoàn chỉnh bản thân mà còn có thể giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ, thành quả của sự lao động không những đem lại niềm vui cho bản thân mà còn đem lại niềm vui cho cha mẹ. Nên thường xuyên để cho trẻ thực nghiệm cảm giác vui vẻ này. Ví dụ, khi con thu dọn phòng ở, cha mẹ nên khen ngợi trẻ. Kiểu khen ngợi này chỉ là dạy cho con biết chú ý tới một mặt thành quả lao động. Nếu nói là “phòng con dọn sạch quá, ngồi trong này thật thoải mái, dễ chịu”. Con cái khi nghe câu khen ngợi này không những cảm nhận được thành quả vật chất của lao động mà còn có thể cảm nhận được rằng lao động không những đem lại thành quả về tinh thần cho bản thân mà còn đem lại thành quả tinh thần cho người khác. Cách khen ngợi sau có phần mạnh hơn, sâu sắc hơn, cũng có lợi hơn trong việc tiếp tục tạo ra những hành vi đúng đắn của trẻ.

Đọc thêm: Hướng dẫn con giao lưu đúng mực với bạn bè

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và phát hiện, việc dạy cho trẻ thay đổi quan niệm coi mình là trung tâm rất quan trọng. Gọi là biến đổi tâm lý tức là nhận thức, thực nghiệm từ góc độ tâm lý của người khác. Trẻ con không tôn trọng người tàn tật sẽ có thể đem người tàn tật ra làm trò cười. Cha mẹ nên dạy cho con biết suy nghĩ: Nếu người khác cười bạn, trong lòng bạn sẽ như thế nào? Ví dụ; nếu như bạn là người tàn tật sẽ bất tiện như thế nào và sẽ có bao nhiêu đau khổ? Khi con giúp mẹ xách đồ nhưng không xách nổi, mẹ lại đồng thời giúp đỡ lại con, điều này có thể khiến con biết tâm lý lo lắng của một người khi cần sự giúp đỡ của người khác, và tâm lý thật thoải mái sau khi được người khác giúp đỡ.

Chỉ cần cha mẹ luôn chú ý dạy dỗ con cái, luôn chú ý đến các cơ hội dẫn dắt, dạy dỗ con, khiến cho con có thể nhớ đến chữ nhân khi đang làm việc, những hoạt động có ích của con sẽ có thể tăng lên rất nhều. Hành động cao thượng xét về khách quan là vì người khác xét về chủ quan là vì bản thân mà đồng thời cũng là vì người khác, cần phải được phát huy.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nên giúp trẻ thay đổi quan niệm tự cho mình là trung tâm. Vì vậy khi cha mẹ yêu chiều con một cách vô nguyên tắc sẽ chỉ làm cho ý thức tự coi mình là trung tâm của con mạnh thêm, sẽ khiến con chỉ biết hưởng thụ và đòi hỏi, đồng thời chúng sẽ trở nên hư đốn và ích kỷ. Vì vậy cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết ngay từ lúc còn nhỏ để trẻ biết được thế nào là xem mình là trung tâm từ đó trẻ nhận thức được và sẽ có cuộc sống tốt hơn khi lớn lên.

Tham khảo: Đứng ở vị trí của trẻ để cảm nhận cảm giác của chúng

Đánh giá bài viết này