Dạy trẻ biết kính trọng giáo viên

Giáo viên là người thầy trên đường đời của con. Mỗi người trong suốt quá trình học tập từ tiểu học lên trung học thậm chí lên đại học còn không thể thiếu sự giúp đỡ và dạy dỗ của thầy cô giáo. Nếu con cái làm tốt mối quan hệ với giáo viên, chủ động tiếp xúc với giáo viên thì rất tốt cho quá trình học tập và sự trưởng thành của chúng. Như vậy, cha mẹ nên làm thế nào để giúp con có mối quan hệ tốt với giáo viên? Để thực hiện tốt điều đó các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những kinh nghiệm như sau:

Kính trọng giáo viên

Kính trọng giáo viên

  1. Contents

    Dạy con tôn kính giáo viên

Tôn sư trọng đạo đã trở thành đạo đức cao đẹp mang tính truyền thống của dân tộc, cũng là truyền thống quý báu trong văn hóa giáo dục.

Tôn thầy, kính thầy, yêu quý thầy, là học sinh cần nên tôn trọng thầy, cô giáo của mình. Lên bậc trung học không quên thầy cô giáo dạy tiểu học, đến đại học cũng không quên thầy cô giáo đã dẫn dắt mình từ thuở ấu thơ và bậc tiểu học. Đó là phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của mỗi học sinh.

  1. Dạy con tiếp xúc với giáo viên bằng một thái độ chủ động, nhiệt tình, thành khẩn

Một giáo viên luôn phải đối diện với rất nhiều học sinh, nên không thể quan tâm chu đáo hết với tất cả học sinh của mình. Nếu mỗi học sinh chủ động thổ lộ những tâm sự giấu tận đáy lòng, có khó khăn nhờ thầy cô giúp đỡ, có gì không hiểu nhờ thầy cô giảng giải, chủ động bàn luận với thầy cô về mọi vấn đề của mình, … làm như vậy sẽ giành được sự giúp đỡ, hiểu biết và tín nhiệm của giáo viên. Phải nhớ, dù thế nào học sinh cũng nên tranh thủ cơ hội chủ động trò chuyện bàn luận với giáo viên. Như thế học sinh mới có thể trở thành người trò tốt của giáo viên, mới có thể mau tiến bộ, mau trưởng thành.

Đọc thêm: Dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người

  1. Dạy con có thái độ đúng đắn khi tiếp thu những ý kiến của thầy cô giáo

Hiện nay có một số học sinh có biểu hiện ác cảm với giáo viên, vì cho rằng giáo viên dạy dỗ quá nhiều không muốn nghe. Chúng cho rằng thầy, cô giáo quản lý chúng quá nghiêm, thái độ hà khắc làm cho chúng mất đi tự do ở trường. Nghiêm khắc chính là sự biểu hiện yêu quý của thầy cô giáo đối với học trò. Ít có giáo viên nào không yêu quý học trò, không mong học trò của mình thành công. Bồi dưỡng cho trẻ phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành động văn minh, đó là việc cần thiết bồi dưỡng nhân tài. Không nghiêm, làm sao học sinh có thể học hành cẩn trọng, không nghiêm sao có thể thành tài? Chúng ta nên dạy con hiểu được nổi khổ tâm khi học trò chưa ngoan của thầy cô giáo, xử sự đúng đắn với những phê bình của thầy cô, thành khẩn tiếp thu những yêu cầu nghiêm khắc và dạy bảo của thầy cô, từ đó tạo nên quan hệ thầy trò tốt đẹp.

  1. Dạy con nhận thức xử sự đúng đắn với giáo viên khi bị giáo viên trách mắn nhầm

Trong cuộc sống thường xảy ra tình huống bị người khác hiểu nhầm hoặc trách nhầm, khi đó học sinh cảm thấy bị tủi thân và tức giận. Học sinh sợ giáo viên trách nhầm mình, vì cho rằng việc đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự tiến bộ của mình, tâm lý này có thể hiểu được. Nhưng khi tình huống này xảy ra thật cha mẹ nên dạy con bình tĩnh và nên im lặng sau một lúc có thể lại giải thích với giáo viên. Nếu không thành công có thể nhờ giáo viên khác giải thích hộ cho em. Và đặc biệt nhất là không nên xung đột sẽ tạo ra tình huống xấu.

Bên cạnh đó cha mẹ nên dạy con có mối quan hệ tốt với giáo viên. Những điều dưới đây có thể giúp con bạn thực hiện tốt những điều này.

  • Lắng nghe thầy cô giáo dạy dỗ.

Mỗi người trong quá trình học tập của mình dường như đã từng chịu sự mắn mỏ của giáo viên khi đó các em không nên cãi lại giáo viên. Các em có thể để trong lòng, đợi đến khi giáo viên bình tĩnh, lựa lúc thích hợp nói cho giáo viên biết, đợi khi giáo viên lên phòng các em có thể từ từ đi theo và báo cáo lại với giáo viên những gì mình mong muốn.

  • Nên hỏi han ân cần.

Khi gặp giáo viên các em không nên lạnh lùng. Khát vọng của giáo viên là hợp tác và giao lưu với học sinh. Nếu học sinh tiến bộ, quan tâm đến giáo viên, thì thầy cô giáo ắt sẽ vô cùng cảm động.

  • Nên tìm hiểu thực tế.

Cách này giúp các em từ bỏ những ảo tưởng. cả ngày mơ mộng, chẳng những khiến các em không yên tâm học tập, những suy nghĩ xa lạ còn làm cho giáo viên có những ác cảm, dội cho các em gáo nước lạnh. Tìm hiểu thực tế, chịu khó nghe sự khuyên nhủ của giáo viên có thể giúp các em xác định được phương hướng phát triển phù hợp với mình, có thể thẳng đường đến với thành công, không phải đi vòng.

  • Nên có thái độ đàng hoàng.

Nếu các em đáp lại công sức của thầy cô giáo với một thái độ tốt thì các em sẽ thấy bài giảng của thầy cô rất lý thú. Nếu các em giả vờ diễn kịch thì dù chỉ cười nhết mép cũng như là chế giễu, như thế các em sẽ bị phê bình.

Sau khi các em gầy dựng được mối quan hệ tốt với giáo viên, giáo viên sẽ nhiệt tình dạy bảo các em sâu sắc hơn, từ đó giúp các em đạt được nhiều thành tích trong học tập.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề cha mẹ nên dạy trẻ biết kính trọng thầy, cô giáo. Vì vậy tôn trọng người dạy bảo mình, con bạn mới có thể hợp tác tốt với cha mẹ và giáo viên. Hãy giúp con hiểu được sự tôn trọng là như thế nào để trẻ tự tin vững bước trên đường đời, hướng tới tương lai.

Tham khảo: Ngăn chặn thái độ chống đối giáo viên của trẻ

Đánh giá bài viết này