Cách ngăn chặn thái độ chống đối giáo viên của trẻ

Trong xã hội ngày nay có một số em học sinh có biểu hiện không nghe lời giáo viên đôi khi còn trả lời những câu nói không hay với thầy cô giáo. Như vậy làm thế nào để ngăn chặn thái độ chống đối với giáo viên? Một số kinh nghiệm quý báu giúp các bậc cha mẹ giải quyết các vấn đề như sau:

Tôn trọng thầy cô

Tôn trọng thầy cô

  1. Contents

    Tôn trọng con, giúp con bày tỏ sự nhìn nhận của chúng đối với nhà trường và giáo viên.

Sau khi nghe con có thái độ chống đối lại giáo viên, việc đầu tiên cha mẹ nên nói chuyện với con bằng thái độ ôn hòa, không nên tạo áp lực, nên để cho con được thoải mái tự mình bộc bạch những bất mãn đối với giáo viên. Việc bộc lộ này có thể tạo tâm lý cân bằng. Cha mẹ thật sự chăm chú nghe con cái nói, con sẽ cảm thấy tâm sự của mình được tôn trọng, không che giấu nguyên nhân dẫn đến việc con cái có thái độ chống đối giáo viên. Cha mẹ đợi sau khi tâm lý con ổn định trở lại hãy phân tích rõ ràng lợi hại của vấn đề, nhìn nhận một cách khách quan thái độ của con.

Nếu nguyên nhân chủ yếu của sự việc thuộc về con mình thì nên tận dụng hợp lý tâm lý hiếu thắng của con để khuyên nhủ và giúp con nhận ra sai lầm, nâng cao khả năng nhận thức khuyết điểm của con.

  1. Giúp con học cách đồng tình, suy nghĩ một vấn đề theo góc độ của giáo viên.

Cha mẹ nên tối kỵ việc vùi dập thái độ chống đối của con, buộc trẻ phải phục tùng giáo viên vô điều kiện, như thế càng làm tăng thêm sự phản kháng của trẻ. Có lúc các bậc cha mẹ chỉ biết nhìn nhận vấn đề từ góc độ của con, quá yêu quý trẻ, thậm chí vào hùa với trẻ chỉ trích lại giáo viên, hơn thế có người đến trường còn cãi nhau với cô giáo, kết quả càng làm cho vấn đề phức tạp hơn. Cha mẹ nên dạy con những suy nghĩ đồng cảm, có lúc cũng nên thay đổi suy nghĩ, cùng con xem xét lại vấn đề từ góc độ của giáo viên, khi cần còn có thể tạo ra tình huống để cảm nhận tâm sự và điều khó xử của giáo viên, giúp con học cách lượng thứ bao dung và biết suy nghĩ vì người khác. Như vậy, cha mẹ có thể cải thiện mối quan hệ giữa con mình với giáo viên, dần xóa bỏ thái độ chống đối giáo viên của con. Đồng thời với việc dạy con học cách lượng thứ bao dung và biết suy nghĩ vì người khác. Như vậy, cha mẹ có thể cải thiện mối quan hệ giữa con mình với giáo viên, dần xóa bỏ thái độ chống đối giáo viên của con. Đồng thời với việc dạy con học cách tôn trọng giáo viên còn là cách động viên con có cách nghĩ, khéo léo đặt vấn đề, dạy con phương pháp và kỹ năng nêu lên ý kiến.

Bí quyết: Dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người

  1. Hãy hợp tác với giáo viên và nhà trường, tích cực với giáo viên để dạy con tốt.

Có một số trẻ có những biểu hiện ở trường hoàn toàn khác với ở nhà. Ở nhà trẻ rất cần cù chịu khó, hiểu biết và nghe lời, là một đứa trẻ ngoan, nhưng đến trường thái độ của trẻ lại khác hẳn, không thích học, biểu hiện thô tục, thường bị giáo viên phê bình, thường đối đầu với giáo viên. Sự khác nhau giữa phương thức giáo dục của gia đình và nhà trường đã dẫn đến kiểu biểu hiện tính cách trái ngược như vậy. Lúc này, cha mẹ nên chủ động giữ không khí vui vẻ phối hợp với giáo viên, cung cấp cho giáo viên một số biểu hiện ở nhà của con để giáo viên có thể hiểu được mặt sau hành vi của trẻ, có sự bình xét toàn diện về những hành vi này. Cha mẹ cùng với giáo viên phân tích sự khác nhau giữa hai phương thức giáo dục, tìm ra những quan điểm khác nhau và giữ gìn những ý kiến khác nhau, giúp trẻ tiếp cận với một số quan điểm giáo dục đúng đắn không nên để trẻ quá tự do, tùy tiện.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề cần ngăn chặn thái độ chống đối giáo viên của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên cổ vũ hành vi không tốt của con mà nên dạy bảo, tìm hiểu thái độ tâm lý chống đối giáo viên của con, từ đó phối hợp với giáo viên có phương pháp phù hợp để ngăn chặn hành vi chống đối của trẻ để con hiểu và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Đọc thêm: Tâm sự của người làm nhà giáo

Đánh giá bài viết này