Bệnh viêm thận cấp tính nguy hiểm như thế nào

Viêm thận cấp tính là bệnh do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn thường xâm nhập ngược dòng từ đường tiết niệu thấp lên bể thận, đài thận, rồi phát triển gây viêm đài bể thận, lan lên ống góp và mô kẽ thận gây viêm thận. Viêm thận cấp là một loại bệnh bài tiết thường gặp ở trẻ em, là một loại phản ứng miễn dịch do một loại liên cầu khuẩn B phá vỡ hồng cầu làm mất albumin gây nên, khiến toàn thân bị phù nề, bí tiểu, tiểu ra máu và tăng huyết áp, thường gặp ở trẻ từ 2-7 tuổi.

Viêm thận cấp

Viêm thận cấp

Contents

Dấu hiệu của bệnh viêm thận cấp tính

Một đến 3 tuần trước khi phát bệnh, trẻ thường bị viêm họng, sưng amidan, sốt phát ban, … khi phát hiện bệnh, trẻ bị phù thũng nhẹ hoặc phù thũng ở mức độ trung bình, bắt đầu từ mí mắt, đầu và mặt lan dần xuống toàn thân, ấn ngón tay còn lưu lại vết lõm xuống, đồng thời đi tiểu ít, tiểu ra máu hoặc huyết áp tăng, thường 120-150/80-100mm thủy ngân, kèm theo sốt nhẹ, nhức đầu, người mệt mỏi, bứt rứt khó chịu. Nếu không kịp thời chữa trị, có thể biến chứng thành nhiều dạng mang tính hỗn hợp như huyết áp cao, ảnh hưởng não bộ, suy kiệt cơ thể, chức năng thận suy giảm cấp, thậm chí còn bị tăng ure trong máu.

 Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm thận cấp tính

Trẻ em phát bệnh trong thời kỳ đầu (1-2 tuần) cần tuyệt đối nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chờ huyết áp trở lại bình thường, khi các triệu chứng khác giảm nhẹ có thể tăng cường hoạt động dần. Về mặt ăn uống, trẻ bị phù, huyết áp cao, phải hạn chế hấp thu muối, thành phần thức ăn cần giảm lượng protid, tăng lượng đường và các loại vitamin. Trường hợp đi tiểu ít, biểu hiện phù thũng khá rõ ràng, cần phải khống chế một cách nghiêm túc lượng hấp thu muối từ thức ăn. Tránh uống và hoặc tiêm các loại thuốc làm tổn thương tới thận. Có thể kết hợp điều trị giữa đông y và tây y.

Đọc thêm: Bí quyết tống sỏi thận ra bên ngoài nhanh nhất

Cách phòng chống bệnh viêm thận cấp tính

Điều cốt lõi đề phòng viêm thận là giữ cho da trẻ luôn được sạch sẽ, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, thường ngày cho trẻ rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất, nâng cao khả năng chống chọi các loại bệnh tật. Đồng thời phải để tâm đến việc ăn uống, bồi bổ sức khỏe, tạo thành thói quen giữ gìn vệ sinh, giảm thiểu khả năng xân nhập vào cơ thể.

Những thức ăn cần kiêng cử khi mắc bệnh viêm thận

Thịt gà: không nên ăn vì trong thịt gà giàu protein, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng tăng ure huyết và gây suy thận.

Thận lợn: không nên ăn thận lợn vì nó giàu cholesterol và purin, nếu lạm dụng quá nhiều gây hiện tăng mỡ huyết và tăng axit uric- huyết, cả hai bệnh này càng làm cho bệnh thêm trầm trọng.

Trái cây cần nên tránh:

Tránh ăn chuối vì chuối có hàm lượng natri cao, ăn chuối thường xuyên có thể tạo gánh nặng cho thận.

Tránh ăn dưa hấu vì giàu hàm lượng kali nếu người bệnh thận ăn vào có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

Quýt là quả giàu vitamin c làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng, nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không nên ăn thực phẩm mát, không nên ăn lựu mặc dù nó rất tốt cho cơ thể khỏe mạnh.

Dùng sữa non alpha lipid lifeline như một thực phẩm bổ sung cho cơ thể hàm lượng kháng thể cần thiết mà chỉ trong sữa non mới có là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân đã dùng có hiệu quả chia sẻ lại để hỗ trợ điều trị vấn đề viêm thận.

Trên đây là dấu hiệu, cách chăm sóc cũng như là cách phòng bệnh viêm thận cấp tính. Vì vậy khi thấy có các dấu hiệu trên bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị tránh để tình trạng bệnh nặng và gây biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Tham khảo: Lí do tôi chọn sữa non alpha lipid cho gia đình

Đánh giá bài viết này