Mẹ của Tuấn kể cho bác sĩ tâm lý nghe về hiện tượng lạ xảy ra với Tuấn. Gần đây cậu bé bỗng nhiên tự chơi trò đếm ngón tay, cậu đếm đi đếm lại, đếm lúc ăn cơm, đếm lúc làm bài tập, lúc xem ti vi cũng đếm, cứ như thế đây là chuyện vô cùng thú vị. Có đều cậu đã là học sinh lớp ba, đếm đầu ngón tay là trò chơi toán học đã qua lâu rồi. Cuối cùng tình trạng của Tuấn là như thế nào? Phải chăng cậu ta đã mắc chứng bệnh gì quái lạ?
Căn cứ vào lời kể của mẹ Tuấn và quan sát thực tế lúc bấy giờ, bác sĩ tâm lý đoán rằng cậu bé này mắc chứng bị cưỡng bức về tâm lý.
Chứng bị cưỡng bức về tâm lý gồm: Cưỡng bức về tư tưởng và cưỡng bức về hành vi. Lứa tuổi mắc bệnh là thường thấy ở trẻ em dưới 10 tuổi, và thường xuất hiện trẻ em nam nhiều hơn. Bị cưỡng bức về tư tưởng thường biểu hiện ở việc lặp đi lặp lại nhiều ấn tượng hoặc ý nghĩ không có ý nghĩa gì. Ví dụ như một đứa trẻ liên tục suy nghĩ về những việc vô nghĩa (như thế nào mà cái ghế có 4 chân) hoặc có khái niệm sai lầm, rõ ràng biết là không đúng nhưng vẫn không sửa chữa được.
Biểu hiện của chứng bị cưỡng bức bao gồm:
- Hành vi rửa tay: một ngày có thể rửa tay đến mười mấy lần, mỗi lần kéo dài 10 phút.
- Hành vi tính số: ví dụ đếm đi, đếm lại số sách vở, hoặc số người ở thư viện, hay lặp đi lặp lại việc đếm xem mình đã đi được bao nhiêu bậc thang.
- Hành vi tự kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên quần áo của mình có được chỉnh tề chưa.
- Có trẻ lại biểu hiện ở những động tác mang tính nghi lễ cứng nhắc hoặc hành vi khác.
Chứng bị cưỡng bức về tư tưởng và hành vi của trẻ có thể đồng thời xuất hiện, cũng có thể lần lược xuất hiện. Triệu chứng của chứng bệnh thường gây nhiễu đối với việc học tập và sinh hoạt hàng ngày, đồng thời làm ảnh hưởng đến cuộc sống giao tiếp bình thường của con người. Trẻ con thường rất khổ tâm về điều này nhưng lại không có cách nào thoát ra được. Chứng bệnh này có thể dùng áp lực tâm lý để chữa trị, nhưng ngược lại nếu phải áp lực lo lắng lại có thể gây tác hại nghiêm trọng so với trẻ.
Những đứa trẻ bị mắc bệnh này thường gặp ở những gia đình mà cha mẹ có những tính không tốt hoặc có những biểu hiện tâm lý khác thường. Theo phân tích lâm sàng, phát hiện cha mẹ của 82% đứa trẻ mắc bệnh này đều mắc bệnh nghiêm trọng về tinh thần hoặc thể xác. Có một vài đứa trẻ, bẩm sinh đã có tính không tốt như quá nhát gan, ngu ngốc, quá chặt chẽ, … Sau đó là yếu tố giáo dục trẻ không đúng, ví dụ như việc đòi hỏi quá nghiêm khắc, quá cứng nhắc, … có thể trở thành nguyên nhân phát bệnh.
Bí quyết: Phê bình trẻ theo cách tốt nhất
Cha mẹ nên áp dụng những biện pháp dưới đây để điều trị bệnh cưỡng ép:
- Trong trường hợp con bị mắc bệnh cưỡng bức tâm lý, cha mẹ nên có nhận thức chính xác rằng đây là hành vi bệnh lý, không những không nên trách móc, trừng phạt mà còn phải thông cảm, giúp đỡ con tạo niềm tin để chữa bệnh cho con.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến căn bệnh, đặc biệt là những yếu tố không phải bẩm sinh, từ đó áp dụng những biện pháp để ngăn cản những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến con.
- Hãy động viên con tham gia các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, để có thể mạnh dạng hơn, thay đổi những đức tính như nhát gan, ngốc nghếch, thiếu hoạt bát vốn có.
- Nếu bệnh tình tương đối nghiêm trọng, nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ, cùng hợp tác để tiến hành những biện pháp chữa bệnh cho con.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và những dấu hiệu bệnh cưỡng ép ở trẻ. Vì vậy các bạn nên nhớ rằng áp lực tâm lý quá lớn sẽ dễ dẫn đến những sở thích, hành vi kỳ quái ở trẻ. Do vậy, nên kịp thời giảm áp lực sớm, chỉ dẫn khoa học cho con cái là trách nhiệm mà cha mẹ cần làm.
Đọc thêm: Bệnh sống thu mình ở trẻ em