Trong cuộc sống một đứa trẻ thông thường sống trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó có thể xuất hiện những hành vi thu mình. Nếu đột nhiên ở trong hoàn cảnh lạ, người thân lìa xa hoặc mất đi, gặp chuyện kinh khủng, … điều đó sẽ khiến cho bé hoạt bát trở nên tinh thần sa sút, kém năng động, thờ thẫn hoặc thu mình. Đó là phản ứng tâm sinh lý bất thường của trẻ. Sau một thời gian dài bé tiếp xúc với môi trường mới với bầu không khí vui tươi ấm áp, tinh thần bé sẽ trở lại bình thường.
Những trẻ mắc chứng “thu mình” rất khó thích nghi được với môi trường mới. Trong tình huống không có nguyên nhân gì đặc biệt, chúng vẫn tỏ ra rất đơn độc, thu mình, nhút nhát, sợ hãi, không muốn chuyển sang một hoàn cảnh mới, thậm chí như chơi công viên, đến sở thú, xem phim hay theo cha mẹ đến thăm người thân cũng không muốn đi. Cũng vì vậy mà trẻ không chủ động tiếp xúc với các trẻ khác, luôn đơn độc, ít bạn, trầm mặt ít nói, chỉ muốn chơi một mình trong nhà, cũng không muốn tham gia vui chơi cùng bọn trẻ khác. Ngay cả trong nhà mình, nếu có khách, người mắc chứng thu mình cũng lẫn trốn, không muốn gặp người lạ.
Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi thu mình thông thường và chứng bệnh thu mình ở trẻ em? Chúng ta có thể phân tích tính chất thu mình của chúng, có nghĩa là xem có thể giải thích được không. Nhưng yêu cầu đúng đắn nhất là sẽ có thể làm chứng bệnh mất đi theo thời gian được không. Nếu với sự thay đổi của hoàn cảnh và theo dòng chảy của thời gian, trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới thì đó chỉ là biểu hiện của những hành vi thu mình thông thường. Nếu bệnh tình trầm trọng hơn thì đó chính là biểu hiện của chứng thu mình.
Căn cứ theo kết quả nghiên cứu và báo cáo lâm sàng của bệnh viện, chứng bệnh thu mình xuất hiện ở độ tuổi từ 5-7 tuổi.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có liên quan đến tố chất của trẻ, thái độ của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình.
Xét về thái độ của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình, những trẻ em được gia đình quan tâm quá chu đáo luôn có tính dựa dẫm phụ thuộc cao, không rời cha mẹ một bước, chỉ cần cha mẹ không ở bên cạnh là cảm thấy không an toàn. Những đứa trẻ này luôn luôn lẩn tránh, cho rằng chỉ cha mẹ mới là tổ ấm an toàn. Ngoài ra, nếu cha mẹ có những hành vi không tốt, gia đình không hòa thuận và có nhiều chuyện xảy ra ngoài ý muốn cũng tạo thành những nguyên nhân chứng bệnh thu mình ở trẻ em.
Đọc thêm: Dạy trẻ cách tự tin
Về tố chất của trẻ, chủ yếu do những khiếm khuyết trong tính cách như phiền muộn, nhút nhát, ngượng ngùng, tự ti, cô lập, …
Để chữa trị chứng bệnh này, cha mẹ nên cùng với con tiến hành điều trị tâm lý. Cần chú ý một số điểm như sau:
- Tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng bệnh này để có cách điều trị. Nếu do sự giáo dục của cha mẹ không đúng đắn thì nên thay đổi phương pháp giáo dục. Nếu do trẻ thường từng chịu những kích động mạnh thì nên an ủi trẻ. hoàn cảnh gia đình và thái độ của cha mẹ rất có lợi cho sự phát triển về thân thể và tinh thần của trẻ.
- Động viên trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, giải trí cùng với các bạn để khắc phục cảm giác cô đơn, thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài, tham gia vào các mối quan hệ với mọi người.
- Tăng cường luyện tập thể dục, đồng thời với việc rèn luyện thân thể nên rèn luyện ý chí, có tấm lòng độ lượng, bồi dưỡng tinh thần lạc quan.
- Đối với những trẻ thu mình một cách ngoan cố, cha mẹ cần sử dụng hợp lý những thuốc đặc trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chia sẻ về nguyên nhân cũng như là một số cách để điều trị tâm lý đối với những trẻ có cách sống thu mình. Như vậy sự yêu chiều và quan tâm quá mức của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến tính cách phát triển không bình thường của con mình. Phương pháp duy nhất đúng là để con tiếp xúc với tập thể và tăng cường giao lưu với mọi người.
Bí quyết: Giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát