Các nhà giáo dục nổi tiếng đã từng nói: “tất cả những gì trẻ có thể làm được thì phải để trẻ tự làm, tất cả những gì trẻ có thể tự suy nghĩ được thì phải để trẻ tự suy nghĩ” đây là một câu nói nổi tiếng phù hợp với quy luật giáo dục. Nói một cách cụ thể, muốn giúp con biến sự dựa dẫm thành sự tự lập, các bậc cha mẹ cần bắt đầu từ những sự việc sau:
-
Contents
Để cho trẻ tự làm những việc mình có thể làm được
Mục đích của giáo dục trong gia đình không để trẻ sống một cuộc sống quá thoải mái, an nhàn mà nên rèn luyện cho trẻ kỹ năng về các phương diện. Vì thế, các bậc cha mẹ nên thay đổi quan niệm, rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ tinh thần tự lập, tự chủ trong những sinh hoạt hằng ngày. Nếu trẻ có thể tự làm được thì không nên làm thay cho trẻ. Các bạn có thể thử làm theo cách của các bậc cha mẹ ở mỹ: Trẻ em ở Mỹ ngay từ khi chào đời đã ngủ riêng, khi trẻ đã biết bú bình, người mẹ sẽ để cho con tự cầm bình để uống sữa, sau khi trẻ đã uống sữa xong, họ sẽ đặt đứa trẻ đó lên bồn cầu để nó tự đại tiện, sau đó đặt đứa trẻ đó vào một chiếc củi để nó tự chơi. Khi đứa trẻ học đi thì cũng là lúc nó tự vịn xe tập để đi. Khi lớn lên, tất cả tự phục vụ bản thân mình, còn phải giúp cha mẹ làm một số việc nhà, 7 tuổi bắt đầu học cách tự kiếm tiền, trẻ em gái 13 tuổi sẽ nhận giặt toàn bộ quần áo trong gia đình và được trả công theo mức thu nhập trong xã hội, sau 18 tuổi là hoàn toàn độc lập.
-
Những yêu cầu đưa ra phải phù hợp với khả năng của trẻ
Khi rèn luyện cho trẻ khả năng làm việc, cần đưa ra những yêu cầu phù hợp với độ tuổi, trình độ phát triển về năng lực của đứa trẻ. Nếu yêu cầu quá cao, độ khó quá lớn sẽ làm cho trẻ nảy sinh tâm lý sợ khó, tự ti, nếu yêu cầu quá thấp thì không kích thích dược sự hứng thú của trẻ. Sự thực thì trong thời kỳ còn nhỏ, cùng với sự phát triển về sinh lý của trẻ, khả năng hoạt động về cơ thể và tứ chi cũng tăng lên, tương ứng với sự bắt đầu phát triển của tính tự chủ, tính độc lập cũng dần tăng lên, đây chính là thời kỳ thích hợp để cha mẹ giúp con hình thành các thói quen tốt. Cha mẹ nên kiên trì đưa ra một số yêu cầu và để cho con tự hoàn thành. Khi trẻ thấy rằng đôi tay mình có thể làm được nhiều việc thì sự tự tin và tinh thần trách nhiệm của trẻ cũng tăng lên, từ đó sẽ giảm bớt tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ.
Đọc thêm: Tạo tính tự giác cho con trẻ ngay từ lúc nhỏ
-
Áp dụng một số biện pháp để làm thay đổi tâm lý dựa dẫm đã hình thành ở trẻ
Một khi cha mẹ phát hiện ra rằng con mình có tính dựa dẫm thì phải kịp thời sửa chữa cho con. Trước hết cần phải tìm hiểu nguyên nhân hình thành tính ỷ lại của con, trên cơ sở đó áp dụng một số biện pháp cần thiết. Ví dụ, nhiều ông bố, bà mẹ phải đau đầu chỉ vì vấn đề thức dậy mỗi sáng của con, gọi con hết lần này đến lần khác nhưng con không dậy mà cứ nằm ỳ trên giường, bị muộn thì trách cha mẹ không lôi mình dậy. Đối mặt với tình trạng này ông bố phải nói với con gái rằng: “đi học là việc của con, buổi tối đi ngủ phải đặt sẵn đồng hồ báo thức, buổi sáng con phải tự dậy, sẽ không có ai gọi con nữa đâu, bị muộn học thì tự mình phải chịu trách nhiệm lấy thôi”. Tất nhiên ông bố này rất hiểu con gái, ông biết con gái rất chú trọng hình tượng của mình trong mắt bạn bè và thầy cô. Ngày thứ hai, khi đồng hồ báo thức vừa kêu lên một tiếng, cô con gái đã lập tức nhảy ra khỏi giường. Ông bố này rất hiểu con gái mình. Ông đã vận dụng một kỹ xảo nhỏ, thay đổi tâm lý dựa dẫm của con một cách nhẹ nhàng, thoải mái, cách làm này rất đáng để chúng ta học tập theo.
Trên đây là những chia sẻ về cách giúp trẻ biến sự dựa dẫm thành tính tự lập. Vì vậy các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ tự lập trong cuộc sống là một công việc rèn luyện quan trọng để trẻ bước tới con đường phía trước, nó quyết định vận mệnh suốt cuộc đời của trẻ.
Bí Quyết: Dạy trẻ tinh thật thà để sống vui vẻ