Thực tế trẻ con nói dối không đáng sợ, điều đáng sợ hơn là khi trẻ nói dối, cha mẹ nghe và bỏ qua, để mặt nó phát triển. Nhưng nếu cha mẹ muốn khống chế sự nói dối của trẻ thì phải giáo dục sự thành thật cho trẻ, thực ra không phải là một việc dễ dàng. Muốn trẻ không nói dối phải giáo dục và bồi dưỡng sự thành thật cho trẻ, có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây:
-
Contents
Phải ngăn chặn lời nói dối của trẻ
Khi cảnh cáo trẻ không được nói dối, cha mẹ đừng nên nói với trẻ: “nếu con nói dối thì cha mẹ sẽ cắt lưỡi của con”. Trẻ nói dối rồi đương nhiên cha mẹ sẽ không cắt lưỡi của trẻ, điều này khiến trẻ cho rằng lời cảnh cáo của cha mẹ không có thật.
Khi đối mặt với trẻ hay hoang tưởng thì vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ vừa không nên cấm trẻ phát huy sức tưởng tượng của trẻ mà còn giúp đỡ trẻ phân biệt cái nào là thực, cái nào là hoang đường.
Trí tưởng tượng của trẻ chuyển hóa thành nói dối chỉ cách nhau một bước, cần có sự hướng dẫn đúng hướng của cha mẹ. Trẻ có trí tưởng tượng là không có thực, nhưng nếu cha mẹ một mực khen ngợi đối với trí tưởng tượng của trẻ thì sẽ có khả năng phát triển thành lời nói dối. Còn nếu một mực phản đối trí tưởng tượng của trẻ thì sẽ kiềm hãm sự phát triển trí lực của trẻ. Nên cha mẹ phải điều chỉnh phương pháp giáo dục, khéo léo từng bước điều chỉnh sự tưởng tượng không đáng có của trẻ.
Cần thiết: Phê bình trẻ như thế nào là tốt nhất
-
Cha mẹ cần là tấm gương tốt cho con noi theo
Đối với những trẻ nói dối, việc uy hiếp dọa nạt trẻ phải thừa nhận mình nói dối đều không phải là cách xử lý đúng. Tốt nhất cha mẹ hãy đợi lúc nào đó bình tĩnh, nghiêm túc nói với trẻ. Sau khi trẻ thừa nhận sai lầm của mình, cha mẹ phải khen ngợi biểu hiện sự thành thật của trẻ, nên nói những lời nói như thế này: “tuy mẹ không hài lòng với việc con làm, nhưng rất may con đã nói ra được sự thật, sự thành thật ấy của con thật sự mẹ rất tán thưởng”.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, lời nói và hành động đầu tiên của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của con cái. Vì vậy cha mẹ đừng nên nói dối trước mặt trẻ cho dù đó là sự nói dối thiện chí. Dù đối với mọi người hay bất kỳ sự việc nào cha mẹ phải thành tâm thành ý. Như vậy trẻ mới học tập để trở thành người ngay thẳng thật thà được.
-
Phải tìm ra nguyên nhân nói dối của trẻ:
Nếu trẻ đến tuổi đã có thể phân biệt được phải trái mà vẫn còn nói dối thì cha mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân.
Rất nhiều nhà tâm lý học đã đưa ra những nguyên nhân nói dối của trẻ bao gồm những nguyên nhân dưới đây:
- Nói dối đôi khi tránh được sự xử phạt hơn là nói thật.
Đại đa số cha mẹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không biết hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối nên mới nói dối. Còn lý do mà trẻ nói dối là trẻ sợ nói thật đôi khi lại bị chịu sự trừng phạt.
- Trẻ bất đắc dĩ phải nói dối.
Điều này, rất nhiều cha mẹ có thể không chấp nhận nhưng trẻ nói dối là do cha mẹ bức ép quá.
Cha mẹ nên biết trẻ cũng có quyền im lặng, nếu cha mẹ cứ bức ép trẻ nói ra sự thật thì trẻ đành phải nói dối. Xét thấy tình hình căng thẳng trẻ sẽ không nói ngay lúc đó mà đợi lúc mọi người bình tâm trở lại sẽ chủ động nói ra sự thật.
- Để cha mẹ vui lòng nên trẻ nói dối.
Tiêu chuẩn để những đứa trẻ 4 tuổi nhận biết được lời nói và việc làm của mình có chính xác hay không dựa vào biểu cảm trên khuôn mặt của cha mẹ. Vì không muốn cha mẹ tức giận, phản ứng bản năng của trẻ là không thừa nhận việc làm sai của mình. Lúc này trẻ có thể nói dối để cha mẹ vui lòng.
- Nói dối cho trẻ cảm giác an toàn.
Trẻ nói dối thường vì cần cảm giác an toàn. Nếu cha mẹ có thể cho trẻ cảm giác an toàn khi đó trẻ sẽ nói thật.
- Giúp trẻ giảm bớt áp lực tâm lý:
Cha mẹ kỳ vọng vào trẻ quá cao làm tăng thêm áp lực cho trẻ thì trẻ sẽ nói dối. Do đó cha mẹ nên kỳ vọng vừa phải đối với trẻ, không nên hy vọng những điều vượt quá khả năng của trẻ. Cha mẹ nên khoang dung độ lượng với trẻ, thường xuyên nói chuyện tâm tình với trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục sự nói dối của trẻ, vì vậy khi thấy trẻ nói dối, cha mẹ sẽ rất đau lòng. Nhưng lúc này các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh khuyên giải con, không nên đánh chửi dọa nạt trẻ. Muốn dạy trẻ có tính thành thật thì cha mẹ luôn phải làm gương cho trẻ về sự thành thật.
Tham khảo: Dạy trẻ vượt qua sự nhút nhát để thành công