Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như trời biển, cho dù con có như thế nào, ra sao thì con cũng vẫn là con của cha mẹ. Nhưng trong cuộc sống này, tình cha, mẹ quá bao la cho nên một số cha mẹ đã cho con tất cả những gì quý giá nhất, những thứ mồ hôi nước mắt mà bao năm qua cha mẹ đã làm ra và đã cho con tất cả. Nhưng ngược lại khi con lớn lên thành người, vì bận công việc một số đứa con đã đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão an nghỉ tuổi già, khoảng vài tháng thì con mới vào thăm cha mẹ. Tài chính của con đã để lại vợ con quản lý, thậm chí tiền xăng của con được vợ phát hàng ngày làm sao con có thể lo cho cha mẹ? Đây là câu hỏi nội tâm của nhiều bậc làm cha mẹ không có câu trả lời. Vì vậy cha mẹ nên cho con những tài sản nào là đủ?
Con nhớ khi con còn nhỏ cha mẹ đã nhiều đêm không ngủ vì con bệnh sốt, nhiều đêm con nằm mê man nhưng con vẫn nghe thấy tiếng mẹ khẩn cầu ân trên cho con hết bệnh cha mẹ sẽ tạ lễ. Tình cảm của cha mẹ con không thể tả như thế nào cho hết. Những thứ gì ngon nhất cha mẹ điều dành phần cho con, những gì con thích nhất cha mẹ cũng sẽ làm vì con. Cha mẹ dành dụm tiền của cũng để dành lại cho con. Vì con là tài sản vô giá nhất trong cuộc đời của cha mẹ. Đến khi con đi học đại học cha mẹ cũng cố gắng nuôi cho con ăn học thành danh và có nghề nghiệp hơn nữa đã có một gia đình và đã hưởng một tài sản nhất định. Nhưng vì chữ làm giàu mà một số đứa con đã quên đi phận làm con. Vì công việc, vì gia đình riêng mà một số bạn đã quên đi cha mẹ mình đã già yếu, đang cần được sự giúp đỡ của bạn. Ông bà đã lớn tuổi cần được chăm sóc, cần được nghe những câu nói nhẹ nhàng, hỏi hang, cần tình thương của con, cần được con trò chuyện giống như cha, mẹ đã từng trò chuyện với con. Nhưng có được mấy người con làm được chuyện này?
Mẹo hay: Dạy cho con tiêu tiền đúng mục đích
Có một số người bạn mà tôi phải chứng kiến. Khi gặp khó khăn về tài chính thì chạy về nhà cha mẹ ruột than thở: “Lúc này con gặp khó khăn về tài chính quá không đủ tiền để lo cho con của con, cha mẹ có thể giúp con được không”? Nhưng cha mẹ nào lại bỏ con, giúp con từ lần này đến lần khác. Đến lúc trong túi của cha mẹ lại trống rỗng. Khi con về chơi cha mẹ hỏi thăm: “Dạo này con làm ăn thế nào? Cũng gặp khó khăn lắm cha mẹ ơi, con tính trả tiền cho cha mẹ dưỡng già. Nhưng lúc này con túng quá không có tiền nên chưa gửi lại cho cha mẹ”. Nghe sót ruột quá cha mẹ cũng phải siêu lòng. “Thôi con cứ giữ lại lo cho con cái đi, cha mẹ tự lo được mà”.
Đến lúc cha mẹ ốm phải nằm viện thì đến lúc cha mẹ không còn tiền để điều trị, phải chạy mượn bà con trong gia đình hoặc vay mượn người hàng xóm. Còn một nổi khổ hơn đó là không ai chăm sóc, con cái bận đi làm việc hết không thể nghỉ làm được. Đến lúc này cha mẹ mới thấy mình đã già đi, sống không có ý nghĩa, trong lòng buồn thiêu, một số đứa con và cha mẹ không còn thuận thảo như trước đây, một phần là do cha mẹ đã già thay đổi tính cách nhưng con không nhịn cha mẹ, một phần do con không hiếu thảo với cha mẹ, có một số cha mẹ phải tự lực sống nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà Nước, con cái lại ngoảnh mặt làm ngơ. Một cuộc đời bất hạnh đã dồn một số cha mẹ vào đường cùng nhưng những đứa con thì sống trong giàu có.
Vì vậy nếu là bậc cha mẹ hãy nên cho tình yêu thương, hãy cho con nghề nghiệp để con tự làm ra tiền đừng bao giờ cho con tất cả. Hãy để lại những tài sản dưỡng già khi bệnh đau. Khi đó con không có ý dựa dẫm vào cha mẹ mà có một phần tiền để lo cho cha mẹ, không cần phải trích tiền túi của con, phần còn lại khi cha mẹ qua đời con sẽ hưởng, cuộc ống như vậy mới vui vẻ và hạnh phúc các bạn ạ. Phía trên là những chia sẻ về nội dung hãy cho con nghề nghiệp và tình thương, đừng cho con tất cả, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Đọc thêm: Tạo tính tự giác cho con ngay từ nhỏ