Nói chuyện trao đổi cùng với con cái là một phương pháp hiệu quả để giáo dục đạo đức tình cảm con trẻ, vì nói chuyện tâm sự là một cách để được tiếp nhận. Thời gian nói chuyện hiệu quả nhất là lúc ăn cơm hoặc khi đi ngủ. Mỗi tối trước khi đi ngủ các bậc phụ huynh nên giành thời gian trò chuyện với con, trước khi con lên giường chuẩn bị đi ngủ bạn nên hỏi han chúng: con hôm nay có vui không? Và có ai làm cho con của mẹ buồn không? … Và như vậy bé sẽ dễ dàng bộc bạch tâm sự cho bố mẹ biết bé đang vui hay đang gặp khó khăn gì cần đến bố mẹ phải giúp đỡ. Như vậy các bậc phụ huynh sẽ gần gủi con hơn và tình cảm gia đình ngày càng gắn bó hơn.
Khi tâm sự cùng con, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
-
Contents
Cần quan tâm sâu sắc khi nói chuyện cùng con
Trong quá trình nói chuyện cùng con, cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm. Trong những gia đình hòa thuận, cha mẹ làm việc này rất tốt. Con cái sẽ biết được cha mẹ rất yêu quý chúng. Nên lấy phương pháp con cái để tiếp nhận để biểu hiện tình yêu thương đối với chúng.
Cha mẹ nên bắt đầu làm từ phương pháp đơn giản này. Qua một thời gian không lâu, bạn có thể vui mừng phát hiện ra trong gia đình đã xuất hiện một bầu không khí mới.
-
Chú ý lắng nghe ý kiến của con
Cha mẹ phải giữ vững quyết định chắc chắn của mình, dù con có những ý kiến khác. Tuy nhiên, làm như thế không có ý nghĩa là bỏ qua ý kiến hay kiến nghị của các con. Cho phép con phát biểu ý kiến trong công việc gia đình, có thể mang đến hai điều lợi: Một là, sau khi cha mẹ trưng cầu ý kiến của trẻ để đưa ra quyết định, trẻ sẽ vui vẻ tiếp nhận những quyết định đó. Hai là, con cái có thể nhận thức được chúng là một thành viên quan trọng trong gia đình, điều này có tác dụng lớn đối với việc bồi dưỡng lòng tự trọng và tính trách nhiệm của con cái.
Tham khảo: Dạy trẻ cách vượt qua sự nhút nhát
-
Tránh nói những lời xúc phạm trẻ
Tâm trạng của cha mẹ và sự khỏe mạnh của con luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, làm cho ai cũng cố gắng bình tĩnh khi dạy con. Tuy nhiên, cha mẹ khi phải gặp một số việc bức xúc có thể nói những lời không hay. Khi đó cha mẹ có thể nói: “thật ra trong lòng mẹ cũng khó chịu, vì vậy hiện giờ mẹ không muốn nói điều gì, con đi chỗ khác chơi đi. Đợi mẹ bình tâm trở lại rồi nói chuyện cùng với các con”. Nên tránh nói những điều quá đáng làm tổn thương trái tim con trẻ.
-
Chú ý lắng nghe tâm sự của con
Dù trẻ nói gì, cha mẹ đều nên lắng nghe tới cùng. Nếu cha mẹ không đợi con nói hết rồi lập tức nổi giận, đều bạn cần nên làm là xin lỗi chúng! Chú ý nghe hết lời con nói mới có thể hiểu được trẻ. Sau khi đã nói hết, hãy diễn giải những lời con vừa nói, sau đó hãy hỏi xem có đúng ý kiến của con không. Khi đưa ra kiến nghị cho con, hoặc trước khi hành động, cha mẹ cần nắm rõ năm yếu tố liên quan đến con như: thời gian, địa điểm, nhân vật, sự vật và phương thức.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề hãy bộc lộ tình yêu thương khi nói chuyện với con. Vì vậy chỉ có duy nhất một tiêu chuẩn để trắc nghiệm sự giao lưu trò chuyện giữa cha mẹ với con cái nên con cái mới nói ra được nhiều điều mà bố mẹ đang quan tâm. Hãy xem con như một người bạn, cần nên quan tâm và chia sẻ với con những niềm vui và nổi buồn của con để con có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Bí quyết: Dạy trẻ tiêu tiền đúng mục đích