Bí quyết xử lí hành vi ương bướng của trẻ

Trong cuộc sống cha mẹ nào không thương con, lo cho con đầy đủ nhưng có lúc con cái làm cho cha mẹ không hài lòng, vì có những đứa con đã tỏ ra thái độ ương bướng mà bậc làm cha mẹ không thể nào chấp nhận được. Khi trẻ xảy ra ương bướng một số cha mẹ đều có những cách xử lý khác nhau như: Dùng roi để đánh đòn trẻ, nói ngọt dụ trẻ, hăm dọa trẻ, … như vậy để xử lý tốt nhất hành vi ương bướng, để làm cho trẻ nể phục các bà mẹ nên tìm hiểu những nội dung sau đây:

Trẻ ương bướng

Trẻ ương bướng

Huy được 13 tuổi và đang ở trong độ tuổi ương ngạnh, cậu ta rất hay phản kháng, dễ tức giận, phản đối tất cả những việc nhìn không thuận mắt, trốn tránh, bỏ ngoài tai những lời dạy bảo của cha mẹ.

Một buổi tối Huy vào nhà và đi thẳng vào phòng ngủ, nằm lên giường nghĩ đến những việc không như ý và không hài lòng trong ngày, cậu định ôm lấy gối trút giận, nhưng bất ngờ phát hiện ra một búc thư. Cậu mở bức thư bên trong viết: “con trai, mẹ biết con cảm thấy thất bại và không vừa ý với cuộc sống trước mắt. Mẹ biết cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng, nhưng tình yêu của cha mẹ dành cho con là toàn tâm toàn ý, cho dù con có làm gì, hay nói gì cũng không thay đổi được điều này. Bất cứ lúc nào, con muốn tìm mẹ nói chuyện, mẹ cũng luôn hoan nghênh con. Con hãy nhớ rõ, cho dù con ở nơi đâu, làm việc gì, mẹ mãi mãi yêu con, càng cảm thấy tự hào vì có cậu con trai như con. Mẹ rất yêu con”.

Trong cuộc sống sau này, những lúc tinh thần không ổn định, bên cạnh giường cậu lúc nào cũng xuất hiện bức thư của mẹ, cho đến khi cậu trưởng thành.

Thời kỳ từ thanh thiếu niên đến độ tuổi trưởng thành, đem đến cho trẻ một sức mạnh của tuổi thanh xuân. Thời kỳ này là lúc trẻ bắt đầu phát triển tâm sinh lý và cũng là thời kỳ trẻ xuất hiện tâm lý ngang ngạnh. Cha mẹ lúc này chính là thầy cô giáo vỡ lòng của con, cha mẹ cần có phương pháp tích cực xử lý các hành vi bướng bỉnh của con?

Tham khảo: Dạy dỗ trẻ khi có hành vi thô lỗ

Người mẹ trên đã không trách mắng để răn dạy con, cũng không dùng tiền để mua chuộc. Bà đã dùng những bức thư ngắn chứa đầy tình cảm sâu sắc của một người mẹ để gắn bó với đứa con. Lòng yêu thương của bà mẹ đã xoa dịu những nỗi buồn trong lòng cậu con trai, đem đến cho cậu một niềm tin vững vàng bước vào cuộc sống.

Khi trẻ có tâm lý chống đối, cha mẹ nên kịp thời gần gũi với con, giúp con hình thành quan niệm chính xác về cuộc sống. Không cần dội nước lạnh vào những hành vi đó, cũng không cần dùng những biện pháp mạnh để khống chế, cần đem đến cho trẻ tấm lòng khoan dung độ lượng.

Trẻ thường không tránh khỏi nhiều nổi buồn rầu phiền não do thất bại. Cha mẹ không nên trách mắng trẻ khi phạm lỗi. Cách làm này dù để giúp đỡ trẻ cũng sẽ phản tác dụng. Trẻ sợ bị quở trách sẽ không dám mạo hiểm nữa, làm triệt tiêu tinh thần dũng cảm và sự nhiệt tình học hỏi tìm tòi những cái mới, hoặc nảy sinh tâm lý bướng bỉnh, trở nên ương bướng dễ tức giận. Nếu như cha mẹ lúc này có thể động viên, giúp trẻ tăng thêm kinh nghiệm từ những thất bại trong thực tiễn, tạo sự tự tin cho trẻ, thì nhất định trẻ sẽ khôn lớn và trưởng thành.

Làm cha mẹ cần hiểu rằng: Khi đứa trẻ xuất hiện tâm lý ngang ngạnh, điều cần thiết nhất là tấm lòng thương yêu, giúp đỡ và thấu hiểu của cha mẹ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề xử lý đúng đắn với hành vi ương bướng của trẻ vì vậy cha mẹ cần hiểu rằng: Có mương thì nước mới lưu thông. Cha mẹ nên tạo nhiều mương tâm lý cho trẻ để tâm lý của trẻ được phát triển lành mạnh.

Đọc thêm: Dạy dỗ khi trẻ có hành vi chống đối

Đánh giá bài viết này