Nên dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người

Như chúng ta đã biết đầu tiên bước vào các trường học bao giờ cũng thấy hàng chữ: “tiên học lễ, hậu học văn” câu này có ý nghĩa trước tiên vào lớp học thì giáo viên phải dạy cho học học sinh học lễ phép trước và sau đó mới học văn hóa.

Dạy lễ phép cho trẻ

Dạy lễ phép cho trẻ

Hễ nói đến một đứa trẻ không có giáo dục, trong đầu mọi người liền nghĩ ngay đến một đứa trẻ ranh mãnh thích gây chuyện và luôn có cử chỉ thô lỗ với ông bà, cha mẹ. Còn đối với chị Vân vẫn canh cánh bên lòng một chuyện xảy ra trong lớp học Mầm Non vào lúc đầu năm học vừa qua.

Lúc đó cha mẹ cùng các trẻ mầm non đang ngồi họp phụ huynh thì có một trẻ năm tuổi đang vui đùa nhưng có một bé chạy qua chạy lại không ngồi yên để cho phụ huynh họp cứ chạy lại dành đồ chơi với bạn, cứ mỗi lần em A tìm được đồ chơi mới thì em B chạy lại giành, thậm chí còn giật đồ chơi và đánh vào đầu bạn A. Nhưng mẹ bạn B vẫn ngồi tĩnh bơ họp  bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra. Khi chị Vân nói với mẹ của bé B thì mẹ của bé nói “con ngồi xuống chơi đàng hoàng” nói thì nói vậy thôi nhưng con của chị vẫn chơi như thế bình thường, một hành động của một người mẹ la con cho có chứ không hề quan tâm con mình đang đánh hết bạn này đến bạn kia.

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đầu đời của trẻ, não bộ của trẻ như một tờ giấy trắng, nhiệm vụ của bố mẹ là phải vẽ lên làm sao cho những trang giấy trắng này có những nét màu tươi đẹp nhất. Các nhà nghiêng cứu giáo dục đã khẳng định, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cơ bản như: lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn bạn, giao tiếp bằng ánh mắt, …

Các giáo sư tâm lý đã so sánh hành vi của những đứa trẻ hai mươi năm trước đây so với những đứa trẻ ngày nay, kết quả cho thấy những đứa trẻ ngày nay rất dễ gây chuyện phiền phức, càng không chịu sự quản giáo. Các  chuyên gia chỉ ra rằng, các bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại đã bồi dưỡng ra một thế hệ trẻ có thể sử dụng thành thạo vi tính nhưng lại không biết viết một bức thư cảm ơn như thế nào.

Bí quyết: Phê bình trẻ theo cách tốt nhất

Thậm chí, các bậc cha mẹ cố gắng dạy cho trẻ những cử chỉ văn hóa cũng đã than phiền, mọi người trong gia đình tốn biết bao tâm quyết mới có thể khiến trẻ biết coi trọng sự lễ phép, nhưng hễ đi ra khỏi nhà thì trẻ lại cuốn theo bầu không khí vốn đã bị ô nhiễm ngoài xã hội, nên thành quả của họ bổng chốc đã tan thành mây khói. Vì vậy các bà mẹ nên vừa tập luyện vừa dạy con hằng ngày với một số hành động đẹp như sau:

Dạy con có thói quen chào hỏi: thói quen chào hỏi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không được rèn luyện thường xuyên bé sẽ cảm thấy là không cần thiết. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ đi đâu, gặp ai cũng chào, kể cả người lớn hay bạn cùng trang lứa.

Không chỉ dạy trẻ thường xuyên chào hỏi mà người lớn cần nên chào hỏi thường xuyên để cho trẻ học theo, nhưng phải chào hỏi thường xuyên và kiên trì, nếu như bạn bỏ qua một giai đoạn nào đó thì công sức của bạn rèn luyện cho trẻ trở nên vô hiệu.

Luôn dạy cho con nói đủ câu: nếu dạy cho trẻ thì người lớn trong nhà phải hết sức gương mẫu khi nói chuyện với bất cứ ai thì cũng phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ tránh nói cộc lốc sẽ làm cho trẻ làm theo. Nếu khi trẻ nói gọn thì mẹ nên nhắc và nói dần từng chữ để cho bé tập nói theo. Đây cũng là cách bạn dạy con viết văn, nó sẽ tốt cho con trong môn học tiếng việt ở bậc tiểu học đấy bạn ạ.

Cha mẹ luôn dùng những từ ngữ đẹp: nếu cha mẹ hàng ngày ứng xử với nhau bằng những từ ngữ đẹp với nhau thì bé cũng có một số vốn từ vựng đẹp khi nói chuyện với mọi người.

Luôn nghiêm khắc và lắng nghe con nói: cha mẹ luôn nghiêm khắc khi con làm sai, nếu như cha mẹ trong gia đình không nghiêm khắc thì chúng sẽ không sợ. Lúc bình thường vui vẻ hãy nhắc lại những lỗi lúc nãy con đã làm sai và hướng dẫn cho chúng không được làm như thế nữa. Không nên bỏ qua những lời sai của bé. Nếu như bỏ qua thì sẽ giúp chúng sử dụng từ ngữ này lại bất cứ khi nào.

Dạy con từ những mẫu chuyện như xem chuyện của đốm. Dạy cho trẻ những câu chuyện xảy ra hàng ngày chúng sẽ thích thú hơn như đốm đánh răng, không dùng dao, xin lỗi mẹ khi làm sai, bạn bè phải biết nhường nhịn lẫn nhau, … bé sẽ tiếp thu rất nhanh.

Vì vậy muốn dạy cho bé ngoan và lễ phép cần phải có một thời gian dài không phải là một ngày một bữa và người lớn trong nhà cần phải gương mẫu để giúp cho bé phát triển một cách toàn diện.

Đọc thêm: Tâm sự của người làm nhà giáo

Đánh giá bài viết này