Trong thời gian qua khi xem đài thì có rất nhiều bà mẹ than phiền về sự biếng ăn ở trẻ. Nhiều bà mẹ kể rằng thời gian giành chăm sóc con từ lúc ăn sáng, uống sữa, rồi ăn trưa, ngủ trưa, uống sữa, rồi đến ăn chiều là hết một ngày.
Những mẹ chồng nói vào năm 1935 nước Việt Nam có những bà mẹ sinh gần 10 người con, thậm chí là hơn thế nửa nhưng đâu phải chăm như thế này, ngày xưa trời sinh voi sinh cỏ, còn ngày nay càng ôm con ngày càng khó, sinh một đứa con nghèo 3 năm, 2 đứa thì phải nghèo 6 năm, thậm chí còn hơn thế nữa.
Đây chỉ là kể đến việc chăm sóc một đứa con thôi mà vất vả quầng quật cả ngày không làm được việc gì thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho gia đình. Biết bao nhiêu là bà mẹ phải đau đầu mệt mỏi vì con, khi đi làm trễ vì con ăn chậm, đi làm về cảm thấy mệt mỏi khi con không ăn, không uống sữa. Những trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến bị suy dinh dưỡng, còi xương rồi còn nhiều hệ lụy trong cuộc sống sau này như: kém thông minh, về sau sẽ có nguy cơ cao là bệnh béo phì. Đây là những lời chia sẻ cùng với các phụ nữ có con bị biếng ăn.
Năm tôi được 25 tuổi sinh ra một đứa con đầu lòng là 2,3kg phải nói là nổi buồn vô tận trong cuộc đời tôi, nhưng dần dần thì bé cũng lớn nhưng đến khi bé được 9 tháng tuổi có triệu chứng biến ăn, từ Bến Tre mà 2 vợ chồng tôi phải đi đến Bệnh Viện Nhi Đồng 1 ở tận Thành Phố Hồ Chí Minh. Lần đầu về bé tăng được 0,5 kg /tháng và sau đó bé bệnh giảm 0,5kg. Hết bệnh tăng được 0,5kg, câu chuyện đó cứ lặp đi lặp lại mãi trong đầu của tôi, thuốc siro ăn ngon Hoa Thiêng cũng uống, thuốc tán Thầy Liền cũng uống. Yến Sào Khánh Hòa không nói đến hộp nửa mà nói đến gần trăm hộp, nói chung ai chỉ bảo gì hoặc nghe quảng cáo trên đài có thứ gì là tôi đều mua cho bé uống thứ nấy nhưng cũng đỡ vậy thôi nhít từ 1g/tháng thậm chí không có gam nào.
Tham khảo: Lợi ích của sữa non alpha lipid đối với sức khỏe gia đình bạn
Đến khi tôi sinh bé thứ 2 mọi khó khăn chồng chất, về tài chính thì không có tiền để mua Yến Sào cho bé ăn, không có tiền để đi bệnh viện khoa dinh dưỡng Nhi Đồng 1 nữa, nhưng tôi chỉ nuôi con theo cách truyền thống, lúc đó 2 bé cách nhau 2 tuổi cứ mỗi lần bệnh 1 đứa thì lại bị lây bệnh 2 đứa ở chung nhà là vậy. Khi bé nhỏ được 6 tháng tuổi thì bé lớn được 32 tháng tuổi bệnh triền miên. Hàng ngày tôi phải đi làm, trưa về mệt mỏi vì đút cơm và cháo con ăn rất chậm nhưng cũng phải cố gắng, một bữa ăn của trẻ từ 2h trở lên. Khi cho bé ăn xong là đến giờ mẹ phải đi làm, thậm chí có bữa tôi chỉ ăn 1 chén cơm nuốt cho đỡ đói để còn kịp giờ đi làm.
Đến khi em bé nhỏ được một tuổi bé lớn được 3 tuổi hôm đó đi bác sĩ tư nhân ở Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre tôi vô tình thấy bác sĩ có dán 1 tờ giấy là khám dinh dưỡng cho trẻ với thời gian là Thứ Bảy và Chủ Nhật. Nhưng với điều kiện khi khám dinh dưỡng bé khỏe không kèm theo các chứng bệnh khác. Về nhà tôi suy ngẫm mấy ngày, sau khi con đã hết bệnh và tôi quyết định đi thử một chuyến để khám cho bé 3 tuổi, đâu cần phải đi bệnh viện Nhi Đồng cho xa xôi và tốn kém.
Tôi còn nhớ như in ngày đó là sáng Thứ Bảy khi vào khám thì Bác sĩ bảo tôi phải kể cho bác sĩ nghe từ sáng tới chiều mẹ cho bé ăn gì và uống gì? Tôi đã kể sáng 7h cho bé ăn cháo – 9h uống sữa hoặc ăn bánh – 11h ăn cơm hoặc cháo, ngủ trưa – 2h ăn trái cây, sữa chua, sữa, … đến 5h ăn cháo hoặc cơm – 20h uống sữa trước khi đi ngủ. Nhưng bác sĩ trả lời mẹ cần điều chỉnh lại là phải cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn 15phút, không sớm và không muộn, tập cho bé uống từ ít tới nhiều, cứ cho uống sữa ngay sau 3 cử ăn chính còn giữa giờ là cách 2h mẹ cho bé ăn trái cây hoặc ăn bánh là được cho bé ăn cơm hoặc ăn cháo tùy theo sở thích của bé chỉ cần làm đúng theo lời của bác sĩ trong vòng 1 tháng bé sẽ lên cân nhanh chóng thôi, không cần phải uống thuốc gì hết. Khi về làm theo lời bác sĩ sau một tháng thì bé nhà tôi trông thấy tròn trịa hẳn ra không còn nhỏ nhoi như ngày xưa. Ai cũng hỏi và chia sẽ bí quyết hết.
Vì vậy các bà mẹ hãy cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn, khoảng cách từ bữa ăn đến giờ uống sữa là 15 phút, uống từ ít tới nhiều sẽ giúp các bé nhanh tăng cân nhé các bạn.
Bạn nên biết: Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc bổ