Yếu tố lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Một đứa trẻ có tố chất lạc quan sẽ luôn tự tin đối với cuộc sống. Nhưng lạc quan không phải là thiên bẩm mà nó được hình thành trong quá trình trưởng thành của trẻ. Để giúp trẻ sống lạc quan, cha mẹ cần lưu ý bốn biện pháp như sau:
- Để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Bất kỳ lúc nào trẻ cũng nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ sẽ cho rằng cuộc sống đáng tin cậy, cuộc sống có rất nhiều những cơ hội. Cho dù cuộc sống ngẫu nhiên xuất hiện những cảnh ngộ khó khăn thất vọng trẻ vẫn có thể duy trì được thái độ tích cực đối với cuộc sống. Trẻ không cẩn thận đã làm bể ly nước, mẹ không nên nói với con rằng: “đồ ngu, chỉ có việc cỏn con mà cũng làm không xong”. Câu nói này sẽ làm tổn hại dến việc khẳng định bản thân của trẻ. Bạn có thể đổi giọng: “không sao, sau này con phải chú ý hơn”.
Làm cha mẹ phải hiểu con và yêu thương con bằng chính tình yêu thương của mình. Nhưng cha mẹ không cần thiết phải thổi phồng sự yêu thương. Khen ngợi con mà không phân biệt rõ phải trái, trắng đen thì trái lại cha mẹ chỉ càng làm tăng thêm cảm giác thiếu sự giúp đỡ ở trẻ. Bởi trẻ luôn có một trực giác sắt bén đối với sự khen ngợi quá mức.
Bí quyết: Dạy trẻ cách tự tin
- Hãy nói với con rằng: “con có thể làm tốt”. Những đứa trẻ lạc quan luôn cảm thấy có thể điều khiển được cuộc sống của chính mình. Làm cha mẹ trước hết cần giúp đỡ trẻ giữ vững tất cả mục tiêu kỳ vọng thực tế, đồng thời cần nói rõ với trẻ làm thế nào mới có thể đạt được mục tiêu ấy. Cuối cùng cha mẹ nên biểu dương đối với từng bước tiến triển dù nhỏ nhất hướng tới mục tiêu của trẻ.
- Cha mẹ nên bồi dưỡng tinh thần lạc quan cho trẻ.
Trẻ không thể luôn làm theo những điều cha mẹ nói, nhưng chắc chắn sẽ làm theo kiểu của cha mẹ. Vì thế muốn con cái lạc quan thì cha mẹ phải biểu lộ sự lạc quan. Khi nhìn thấy mẹ vừa dọn dẹp nhà cửa vừa hát, trẻ cũng cảm thấy vui vẻ. Nếu cha mẹ chỉ biết trách móc, biểu hiện sự bi quan thì trẻ sẽ không cảm thấy vui.
Trong cuộc sống cha mẹ phải chú ý tới lời ăn tiếng nói và hành động của mình, luôn nói những lời lạc quan tích cực. Không nên nói với trẻ “con ngu quá, làm việc gì cũng không được” mà nên khích lệ tinh thần trẻ cho dù việc đó trẻ làm chưa tốt. Nếu cha mẹ là người lạc quan con cái cũng sẽ là người lạc quan.
- Nên tận dụng sự ảnh hưởng của bạn bè đối với con.
Cha mẹ nên hiểu rằng. Thành tích của trẻ mà được bạn bè thừa nhận sẽ tăng thêm lòng tư tôn ở trẻ, hơn nữa còn có lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất lạc quan trong đời sống hàng ngày của trẻ.
Cha mẹ nên thường xuyên đem những kinh nghiệm của mình để chỉ bảo con nên giao lưu với bạn bè, làm thế nào để có được sự tôn trọng của bạn bè, làm thế nào để giữ được tình bạn thắm thiết. Cha mẹ hãy nói với trẻ để trẻ hiểu được tất cả những điều quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người. Cha mẹ hãy tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của trẻ, khuyến khích trẻ thường xuyên học tập người khác.
Trẻ rất nhạy cảm với cá tính của cha mẹ, vì thế cha mẹ nên hướng dẫn phân tích toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của mình để trẻ tự xử lý các mối quan hệ bằng thái độ lạc quan tích cực. Tóm lại, cuộc sống lạc quan có thể bồi dưỡng hoài bão tràn đầy tự tin cho trẻ, đây là một thói quen rất tốt trong cuộc sống. Nếu bạn muốn làm cha mẹ tốt thì bạn hãy giúp trẻ hình thành thói quen này và xử lý tốt các mối quan hệ của con trẻ.
Trên đây là những chia sẻ về cách dạy trẻ cách sống lạc quan, vì vậy tâm tư lạc quan có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển của con trẻ , dạy trẻ luôn luôn lạc quan chính là thành công lớn nhất của các bậc cha mẹ.
Tham khảo: Dạy trẻ cách sử dụng tiền hợp lí