Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang làm đau đầu các bậc làm cha mẹ

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây thành dịch lớn, có thể có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó cha mẹ nên theo dõi và nhận biết sớm và chăm sóc đúng cách để giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm nguy cơ gây ra tử vong. Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng viêm não, suy tim, …

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng

Contents

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng:

Các tác nhân gây bệnh tay chân miệng là do vi rút oxsakie gây nên.

Đường lây truyền của bệnh:

Vi rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết từ mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Do trẻ tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bị bệnh văng ra trong lúc ho và hắc hơi. Do trẻ lành cầm nấm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngòai ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Tham khảo: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng:

Cơ thể của bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không hạ là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nặng. Ngoài ra kèm theo các dấu hiệu như: Tổn thương ở da, dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, … khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, tổn thương  ở da.

Khi thấy có các dấu hiệu như: sốt cao không hạ, cơ thể mệt mỏi, không chơi, giật mình, thở nhanh, run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, ói nên đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời vì đây là những dấu hiệu của bệnh nặng.

Cách phòng bệnh tay chân miệng:

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tả, … rửa sạch tay bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh. Bệnh tay chân miệng lây qua  đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vấn đề vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống chín, thức ăn phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, … đặc biệt cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ, không nên cho trẻ bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, … cha mẹ nên thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho trẻ, lau sạch sàn nhà, các dụng cụ trẻ thường xuyên cầm nấm. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Đối với trẻ đang bị mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm các trẻ khác.

Đọc thêm: Bệnh viêm não nhật bản ở trẻ

Đánh giá bài viết này