Bệnh tiểu đường là gì và tác hại của bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau tim mạch, tai biến và ung bướu. Bệnh gây ra do sự thiếu hụt tuyp 1  hoặc giảm tác động tuyp 2 dẫn đến đường huyết luôn cao với biểu hiện: sụt cân nhanh, khát nước, mắt mờ cùng hàng loạt biến chứng trầm trọng: đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cơ tim, suy thận, tổn thương bàn chân không lành có thể dẫn đến cắt cụt.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Contents

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường:

Đường là chất dinh dưỡng cơ bản có trong thức ăn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Khi thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và ruột thì đường trong thức ăn sẽ được hấp thu bởi ruột non và được vận chuyển vào trong máu đi nuôi cơ thể. Lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tiết insulin để đưa đường hấp thụ vào tế bào nuôi cơ thể và làm giảm lượng đường có trong máu về mức bình thường. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường xuất phát là do các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc do tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin để đưa glucose chuyển hóa từ thức ăn đi nuôi cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường:

Khát nước thường xuyên: người bệnh có cảm giác khát nước vì cơ thể cần bổ sung thêm nước, tiểu nhiều thường gắn liền với nhau. Vì vậy người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhiều người bệnh bị giảm cân trầm trọng chỉ trong vòng từ 2-3 tháng. Do lượng đường trong máu cao, hocmon insulin không nhận được glucozo vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.

Đọc thêm: Bí quyết ăn uống tránh ung thư

Người bệnh có cảm giác đói thường xuyên vì lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh cần thêm đường để tế bào hoạt động. Bên cạnh đó vùng da của người bệnh ở cổ và nách có triệu chứng ngứa và khô da do cơ thể của người bệnh đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu. Người bệnh có những vết thương lâu lành, nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

Để tìm hiểu thêm về tiểu đường và cơ sở khoa học để điều trị bệnh tiểu đường tận gốc, quý khách có thể xem chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ Hoàng Hiệp là chuyên gia tim mạch phẫu thuật tim và chuyên gia tư vấn tiểu đường Việt Nam:


Bác sĩ Hoàng Hiệp chia sẻ về bệnh tiểu đường

Cách phòng bệnh tiểu đường:

Tập thể dục và giảm cân là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì giảm cân và hoạt động thể chất giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể.

Nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn ít thực phẩm có chất béo, đường và natri. Nên uống ngủ cốc hoặc ăn cơm bằng gạo lứt. Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm dạng chiên, thay vào đó hãy nướng chúng. Để bảo vệ sức khỏe của mình và phòng bệnh tiểu đường bạn nên ăn nhiều salad và ăn nhiều món rau trộn trong bữa ăn. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung trái cây tươi thuộc họ cam, quýt, táo, đào, dưa hấu, … ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau xanh và trái cây, bên cạnh đó bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.

Tham khảo: Phòng bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Đánh giá bài viết này