Cách phòng bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Bệnh thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn động mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim), làm cho lưu lượng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim giảm dần gây ra các cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây tổn hại đến cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và có thể gây ra rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở người bệnh tim mạch.

Thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim

Contents

Nguyên nhân bệnh thiếu máu cơ tim:

Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là do tình trạng xơ vữa động mạch vành, làm tắc hẹp các mạch máu nuôi tim, dẫn đến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra co thắt mạch vành dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim như stress, hút thuốc lá, …

Các yếu tố gây nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh như những người ít vận động thể lực, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, … bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị tốt, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là tử vong đột ngột do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim:

Bệnh thiếu máu cơ tim thường có 2 biểu hiện: Có biểu hiện đau ngực và không đau ngực.

Bệnh không có biểu hiện đau ngực: là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, khá thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi đã mắc bệnh tim mạch. Trong những trường hợp này, người bệnh hoàn toàn không cảm thấy đau ngực, các biểu hiện của thiếu máu cơ tim chỉ được nhận thấy ở trên điện tâm đồ. Đa số người bệnh bị thiếu máu cơ tim thể thầm lặng đều chủ quan và không quan tâm điều trị. Vì vậy, họ rất dễ có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

Bệnh có biểu hiện đau ngực: ở giai đoạn đầu, đau ngực chỉ xuất hiện khi bạn gắng sức hoặc làm việc nặng. Sau đó, bạn có thể cảm thấy đau ngay. Qua thời gian tổn thương mạch vành trở nên nghiêm trọng, lưu lượng máu đến tim nghèo nàn hơn, lúc đó cơn đau ngực có thể xuất hiện kể cả khi bạn nghỉ ngơi, kèm theo các triệu chứng khác như: khó thở mệt mỏi nhiều, choáng váng, …

Xem thêm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào

Cách phòng bệnh thiếu máu cơ tim:

Nên tránh xa môi trường khói thuốc lá, vì chất nicotin có trong thuốc lá rất độc hại, làm giảm nồng độ oxy trong máu, tàn phá thành động mạch. Tầm soát và điều trị dứt điểm những bệnh có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim như tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol trong máu cao. Cần kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg, còn với bệnh nhân tiểu đường là dưới 130/80mmHg. Phải lập một chế độ ăn uống thật khỏe mạnh và khoa học cũng là cách phòng ngừa thiếu máu cơ tim hiệu quả: Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no, nên ăn nhạt, ít chất béo, dầu mỡ, nên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá hồi, không dùng đồ hộp thức ăn nhanh, đồ uống  chứa chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, nước uống có ga, hạn chế đồ ngọt, tinh bột, … nên ăn nhiều trái cây vì đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm nhiều rau củ nhất là súp lơ xanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi mỡ diễn ra nhanh hơn. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất từ 30-45 phút hàng ngày, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim. Nên chọn chế độ phù hợp với tuổi và sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó cần kiểm soát trọng lượng cơ thể tránh tăng cân béo phì. Giảm căng thẳng và stress bằng cách hít thở sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát các yếu tố gây bệnh và điều trị kịp thời, hạn chế nhiều biến chứng có thẻ xảy ra.

Bệnh thiếu máu cơ tim là một bệnh rất nguy hiểm mọi người không nên chủ quan đặc biệt là những người bệnh bị thiếu máu cơ tim thể thầm lặng nếu chủ quan và không quan tâm điều trị, họ rất dễ có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột rất cao. Những trường hợp bệnh thầm lặng không có triệu chứng nên đi khám định kỳ là tốt nhất.

Tham khảo: Tai biến mạch máu não điều trị như thế nào

Đánh giá bài viết này