Chú ý bệnh đi tướt ở trẻ em

Trẻ em bị tháo dạ đi ngoài là một loại bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Biểu hiện của bệnh thường là số lần đi đại tiện tăng nhiều, phân lỏng, nhiều khi chỉ có nước. Đây là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời để trẻ bị mất nước sẽ nhập viện và nếu nặng hơn sẽ gây nên tử vong.

Bệnh đi tướt ở trẻ

Bệnh đi tướt ở trẻ

Contents

Nguyên nhân của bệnh đi tướt:

Đi tướt thường diễn ra ở giai đoạn trẻ mọc răng vì lúc này nước bọt của bé sẽ được tiết ra nhiều hơn, một loại enzym được phóng thích, khi trẻ nuốt vào đường ruột sẽ lập tức phản ứng và có hiện tượng đi tướt ở trẻ.

Mỗi ngày trẻ có thể đi tướt từ 5-6 lần hoặc có thể nhiều hơn. Hiện tượng này cũng bình thường nên các bà mẹ yên tâm. Nhưng khi có hiện tượng quấy khóc, không chịu ăn uống, đi ngoài phân sống, lỏng, có bọt, bé nằm lăn lộn thì bà mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Những biểu hiện đó có thể là do thức ăn và sữa hoặc nguồn nước có vấn đề.

Biện pháp điều trị bệnh đi tướt:

Đối với chứng đi tướt ở trẻ em, cần phải áp dụng biện pháp tổng hợp như sau:

Phải cho uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phải chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ép bé ăn, có thể những ngày đầu tiên bé mệt không muốn ăn, bà mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, cho bé uống nhiều nước sôi để nguội, chia nhỏ nhiều lần uống, ăn theo nhu cầu của trẻ nhưng tốt nhất nên cho bé ăn từ lỏng tới đặc, ăn từ ít đến nhiều, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần.

Phải chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Sau mỗi lần đi đại tiện xong, phải dùng nước ấm rửa sạch mông, bẹn cho trẻ, sau khi lau khô nên thoa một ít phấn hoặc thoa đều mông và bẹn của bé một ít kem bôi da DIPOLAC G để phòng chống hăm.

Đọc thêm: Nhiễm khuẩn Hp có nguy hiểm không

Cách phòng bệnh đi tướt:

Để phòng tránh bệnh đi tướt cho trẻ có 4 điều bà mẹ cần lưu ý:

  1. Ăn uống phải giữ vệ sinh: Bình đựng sữa và các đồ dùng khi ăn, uống của trẻ trước khi dùng phải trụng qua nước sôi và sấy khô. Tốt nhất là hàng ngày nên đun sôi sát trùng một lần. Cần rèn luyện cho trẻ thói quen giữ vệ sinh, không mút tay, sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay sạch sẽ. Bản thân bố mẹ cũng phải chú ý vệ sinh cá nhân, để đề phòng làm lây lan mầm bệnh sang đồ ăn, thức uống của trẻ.
  2. Nên nuôi con bằng sữa mẹ, trước khi cho bú cần làm sạch đầu vú. Vào mùa hè hoặc khi trẻ bị ốm không nên cai sữa. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, quá đột ngột, không nên cho ăn nhiều món, khi cho ăn cố gắng ăn theo định lượng và theo giờ.
  3. Cần tích cực chữa trị các bệnh tryền nhiễm, nếu bố mẹ mắc bệnh đường tiêu hóa cố gắng nên tránh tiếp xúc với trẻ.
  4. Cần chú ý giữ ấm bụng, mông và bẹn cho trẻ, đồng thời nên thường xuyên rèn luyện thân thể cho trẻ.

Trên đây là dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như là cách phòng bệnh đi tướt cho trẻ. Vì vậy nếu như bà mẹ thấy có dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng nên đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị, nếu chữa trị không kịp thời cơ thể của bé bị mất nước sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

Bí quyết: Trị đái dầm ở trẻ em

Đánh giá bài viết này