Đề phòng chứng bệnh tâm thần ở trẻ

Chứng tâm thần hay còn gọi là bệnh tâm thần phân liệt, thường xuất hiện ở trẻ em gái, đa số có các đặc điểm như: khờ khạo ấu trĩ, tinh thần bất ổn, liên tục thay đổi bất thường, cử chỉ tùy tiện và dễ bị ám thị, …

bệnh tâm thần ở trẻ

bệnh tâm thần ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần:

  1. Nguyên nhân về thể chất

Đa số do cha mẹ các em cũng bị mắc bệnh này hoặc có tính cách không tốt, một số em mắc bệnh do tố chất hoặc tính cách sai lệch như: Tự cho mình là trung tâm, biểu hiện cư xử không tốt, không hoàn thiện, tinh thần bất định, tính ỷ lại quá lớn, dễ bị ám thị, …

  1. Do môi trường giáo dục.

Phương pháp giáo dục không có tác dụng thúc đẩy mà chủ yếu là kết quả tác dụng của môi trường không tốt, văn hóa lạc hậu, mang nặng ý thức mê tín dị đoan kết hợp với tình trạng tự ám thị.

Trẻ mắc chứng tâm thần cha mẹ nên kịp thời đưa đến bệnh viện hoặc phòng điều trị tâm lý để tiến hành tư vấn điều trị bằng phương pháp ám thị để loại trừ nguyên nhân gây bệnh, khuyến khích những vấn đề tồn tại trong tâm lý, giải thích cho trẻ hiểu tình trạng này không phải do bệnh tật mà do nguyên nhân tâm lý dẫn tới, nhưng lúc giải thích cần linh hoạt, khéo léo, vận dụng phương pháp trị vật lý như kích thích cảm giác đau đớn, kích thích bằng nhiệt độ kết hợp với ám thị ngôn ngữ rất có hiệu quả đối với việc giảm bớt hoặc loại bỏ triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cha mẹ nên tiến hành bồi dưỡng và kiện toàn nhân cách cho trẻ, tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt và học tập rộng rãi dễ chịu để trẻ cảm nhận được đầy đủ sự ấm áp của việc được yêu và được tôn trọng. Trong cuộc sống hàng ngày cần được hoàn thiện cá tính và phẩm chất của trẻ đồng thời các bậc cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

Trong cách cư xử của cha mẹ với con trai, con gái là điều dễ làm cho con cảm thấy buồn bã, đau lòng nhất, thậm chí còn cảm thấy oán hận mẹ. Tuy nhiên trong mắt cha mẹ với cá tính khác nhau, mức độ khéo léo không giống nhau của con cũng làm cho phương pháp giáo dục với mỗi người con một cách tự nhiên cũng khác nhau. Nhưng xét trên lập trường của trẻ thông thường trẻ không bao giờ cho rằng bản thân mình không tốt, cũng không cho rằng bản thân mình khôn ngoan bằng anh em mình. Vì vậy, khi trẻ phát hiện thấy thái độ đối xử của cha mẹ với trẻ và những anh em khác không giống nhau thì có thể oán trách cha mẹ, đồng thời có thái độ bất hợp tác với cha mẹ hoặc cố ý làm cha mẹ tức giận để chuyển sự chú ý của cha mẹ.

Đọc thêm: Bệnh cưỡng ép ở trẻ em

Phương pháp quản lý giáo dục của cha mẹ liệu đã hợp lý chưa?

Rèn luyện, bồi dưỡng tính quyết đoán cho con trước hết phải dạy dỗ, hướng dẫn trẻ một cách từ từ, đồng thời phải cho trẻ một khoảng thời gian thích hợp. Nếu để con quen thói ỷ lại, rồi đột nhiên bắt chúng quyết đoán kịp thời, con có thể sẽ cảm thấy rối loạn, không biết xoay sở, không biết làm như thế nào thì tốt. Đặc biệt nếu người mẹ không nói  cho con biết dụng ý và mục đích của mình thì con cái không thể hiểu được bản chất sự việc, vì vậy có thể hiểu nhầm cho rằng cha mẹ cố ý làm khó cho trẻ, không để ý quan tâm đến trẻ, dẫn đến tình trạng không mong muốn ngoan ngoãn nghe lời của cha mẹ nữa.

 Trên đây là những chia sẻ về đề phòng chứng bệnh tâm thần ở trẻ. Vì vậy con cái có vấn đề là điều mà không một bậc cha mẹ nào mong muốn. Trong trường hợp này biện pháp giáo dục tốt nhất của cha mẹ nên làm là: “Tâm bệnh phải dùng tâm dược để điều trị”.

Bí quyết: Phản ứng như thế nào khi con có hành vi thô lỗ

Đánh giá bài viết này