Một bé gái vì chán ghét cuộc sống bình lặng, quyết định từ bỏ cuộc sống bình thường để bước vào xã hội tìm kiếm giấc mộng nổi tiếng của mình. Nhưng không lâu sau giấc mộng lại tan biến, đến cuộc sống bình thường cũng không có, không dám về nhà. Mấy năm sau, người mẹ nghe ngóng về tin tức của con gái, liền quyết định đi tìm cô con gái của mình. Bà đi đăng báo nhưng chỉ dán ảnh của mình và ở dưới viết dòng chữ: đường cuối chợ, vì lòng tự trọng em không dám trở về “con gái, mẹ vẫn rất yêu con, trở về nhà đi”. Cuối cùng có một ngày, khi cô con gái đọc được thông báo trên, phát hiện ra ảnh và lời nhắn của mẹ, cô khóc và quyết định trở về nhà. Lúc nữa đêm cô về đến trước cửa nhà, cô rụt rè không biết đối xử như thế nào mới phải, khi định giơ tay gõ cửa thì cửa tự động mở ra, cô chạy vào ôm mẹ và nói: “mẹ ơi, con đã về”. Người mẹ chỉ nhìn con gái, nước mắt rơi trên má, hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Con gái nói: “cửa mở mẹ không sợ kẻ xấu xông vào nhà sao?” Người mẹ nói: “từ ngày con đi, cửa luôn không khóa”. Cửa luôn không khóa, cuối cùng đợi được con gái đi bao năm trở về. Trái tim nhân từ của người mẹ đã cứu được đứa con lưu lạc, bà đã dùng tình yêu thương kêu gọi đứa con gái sa chân lỡ bước trở về.
Nuôi dưỡng con giống như khai khẩn mảnh đất hoang, cần tưới lên đó sự nhẫn nại, thành tâm, niềm tin và lòng yêu thương mới có thể biến mảnh đất hoang thành mảnh đất màu mỡ.
Có người mẹ vì sự sa chân lỡ bước của con mà cảm thấy mất mặt nên đuổi con ra khỏi nhà, vô tình đánh mất tình mẹ con. Họ không biết rằng như thế là đẩy con vào con đường chết, con vì thế trở nên tự ti, hụt hẫng thậm chí rơi vào vực thẳm. Trái tim của trẻ còn rất yếu đuối, cần sự an ủi của cha mẹ, khi chúng phạm sai lầm chúng ta cần giúp đỡ, hiểu và hướng dẫn để chúng thoát khỏi sự sai lầm. Tình yêu thương có thể cứu vớt đứa con lầm lỡ, sự hẹp hòi ngược lại sẽ đẩy con vào nguy kịch.
Đọc thêm: Dạy trẻ tự tin để thành công
Trong cuộc sống có một số cha mẹ vẫn giữ quan niệm giáo dục cổ hủ, họ thường ép con học tập, mà không khuyến khích con phát triển khả năng và hứng thú của bản thân. Họ rất ít khi cùng con trao đổi tư tưởng, mà luôn lấy ý kiến chủ quan áp đặt lên con, kết quả là cản trở con phát triển tính sáng tạo.
Trẻ vẫn còn ngây thơ, sẽ có nhiều rắc rối mà bản thân không thể tự giải quyết được. Ví dụ như: Mâu thuẫn bạn bè, bị thầy giáo hiểu nhầm thì không tốt, … hững đều này luôn làm cho trẻ nảy sinh một số vấn đề tâm lý. Cha mẹ cần chú ý quan sát, phát hiện tâm trạng của con có vấn đề cần kịp thời hướng dẫn, an ủi để chúng thấy được sự cổ vũ yêu thương của cha mẹ.
Một chuyên gia nói rằng: đặc điểm tình yêu của cha mẹ là vô tư, do vậy luôn được xem là tình yêu cao thượng nhất, tình cảm thần thánh nhất. tuy nhiên, trong hiện thực tình yêu của người mẹ dường như không còn nằm ở tình yêu đối với đứa con vừa sinh, mà là tình yêu đối với đứa trẻ đang trong tuổi trưởng thành.
Trên đây là những chia sẻ về cách dùng tình yêu thương để giáo dục khi trẻ lỗi lầm vì vậy cần dùng những tình yêu thương để lắp đầy những chổ trống trong tâm hồn trẻ đó mới chính là tình yêu thương chân chính của cha mẹ.
Bí quyết: Dạy trẻ sống lạc quan để thành công