Tại sao trẻ lại hút thuốc

 Ở nước ta tình trạng trẻ chưa đủ tuổi thành niên hút thuốc lá khá phổ biến. Trong số thanh niên hút thuốc thì có tới 75% bắt đầu hút thuốc từ 15-24 tuổi.

Trẻ hút thuốc

Trẻ hút thuốc

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hút thuốc lá do:

  1. Ảnh hưởng môi trường xã hội không tốt

Việc hút thuốc lá gần như trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày của nhiều người, đã trở thành phương thức sống, hiện tượng xã hội cực kỳ nghiêm trọng. Thanh thiếu niên trong môi trường như vậy rất dễ lây nhiễm.

  1. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình không tốt

Cha mẹ chỉ vì trêu trẻ cho vui hoặc muốn thỏa mãn sự hiếu kỳ của trẻ mà cho trẻ hút thuốc, tạo nên hành vi hút thuốc ở lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên, cha mẹ thấy trẻ hút thuốc lại mặc kệ không quan tâm.

  1. Yếu tố tâm lý cá nhân

Thứ nhất là bắt chước. Những thiếu niên có tính hiếu kỳ và ham muốn tìm tòi cao, khi nhìn thấy người khác hút thuốc sẽ mù quáng bắt chước. Thứ hai là đua đòi, động cơ hút thuốc lá của rất nhiều thiếu niên là theo đuổi nhu cầu thỏa mãn tâm lý khoe khoang và ăn chơi. Thứ ba là tâm lý giao lưu, một số thiếu niên coi việc hút thuốc như một trong những hình thức tự đề cao mình. Thứ tư là tâm lý thích làm người lớn, một số thiếu niên hút thuốc để thỏa mãn nhu cầu tâm lý trong quá trình trưởng thành, chúng muốn chứng minh mình đã là người lớn. Thứ năm là tâm lý tiêu khiển, rất nhiều thiếu niên hút thuốc để tăng thêm sự kích thích cho cuộc sống buồn chán, trống rỗng, lấy thuốc làm trò tiêu khiển. Thứ sáu là tâm lý hưởng thụ.

Để phòng tránh trẻ hút thuốc, cha mẹ nên chọn một số phương pháp thích hợp. Trong đa số các trường hợp, dự phòng vẫn tốt hơn chữa trị.

Tham khảo: Không nên để trẻ quen với cờ bạc

Phương pháp phòng tránh trẻ hút thuốc:

  1. Phương pháp thỏa mãn tính hiếu kì của trẻ

Hành vi hút thuốc của nhiều đứa trẻ bắt đầu từ lứa tuổi nhi đồng không bị nghiện thuốc là điều hết sức quan trọng. Nếu trẻ hiếu kì với việc hút thuốc thì có thể lựa chọn “phương pháp trị liệu ghét” như điều trị tâm lý, để tính hiếu kỳ đạt tới sự thỏa mản triệt để từ đó không sản sinh ra hành vi và ý nghĩ hút thuốc.

  1. Phương pháp dạy bảo trực diện

Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp thích hợp với trẻ khi thấy trẻ hút thuốc, cha mẹ nên tiến hành dạy bảo trực diện và kiên quyết. Thực tế cho thấy, thông qua việc giáo dục đúng đắn để bổ sung những thiếu sót trong tâm lý muốn làm người lớn của trẻ, đây là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ bỏ thuốc. Khi trẻ sắp bước sang tuổi thiếu niên, cha mẹ nên thu hút trẻ tham gia những hoạt động giải trí chính đáng, nhằm thỏa mãn cảm giác làm người lớn của trẻ. Đồng thời cha mẹ nên nói cho trẻ biết hút thuốc không phải là tiêu chí của sự trưởng thành. Nhất thiết không nên vì tính hiếu kỳ nhất thời hoặc bắt chước điệu bộ người khác hút thuốc mà hình thành thói quen xấu.

Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp trực diện để giải thích cho trẻ sự nguy hại của hút thuốc, sau khi giúp trẻ hiểu rõ điều này trẻ sẽ chủ động không hút thuốc hoặc cai nghiện thuốc. Đối với việc hút thuốc của trẻ cha mẹ cần dùng phương pháp cấm nghiêm ngặt. Nhưng phương pháp giáo dục sức khỏe thì không được đơn giản hóa thành một câu không được.

  1. Phương pháp lấy mình làm gương

Hành vi hút thuốc đầu tiên của rất nhiều trẻ là do chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, bạn thân, hoặc hàng xóm, … từ đó rút ra một điều: muốn trẻ không hút thuốc cha mẹ phải làm gương không hút thuốc.

Những điều trẻ nhận biết được từ bản thân cha mẹ luôn vượt quá sự tưởng tượng của mọi người. Vì vậy cha mẹ nên làm gương cho trẻ và giải thích cho trẻ hiểu hút thuốc sẽ không có lợi cho sức khỏe để trẻ nhận thức đúng. Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nên làm gương không để cho trẻ hút thuốc, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các bạn.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ hay tranh cãi, đánh nhau

Đánh giá bài viết này