Hiện nay trong trường học đều có xuất hện những em tự chơi một mình không có bạn, tùy theo mức độ nặng nhẹ gia đình có thể biết hoặc có thể là không biết do chỉ mới có biểu hiện nhẹ. Biểu hiện chủ yếu của nó là: Lạnh nhạt, cô quạnh, tự thổi phồng mình lên, lòng tự tôn quá cao, sức chịu đựng khó khăn quá thấp, …
Nguyên nhân mắc chứng bệnh cô độc:
Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình giáo dục khép kín trong thời gian dài đã làm cho học sinh xa rời với thực tế cuộc sống. Nhưng khi học sinh tiếp xúc với bên ngoài mới phát hiện ra rằng tồn tại sự khác biệt rất lớn giữa trường học và cuộc sống thực tế bên ngoài. Do dó, họ cảm thấy dường như mình chẳng biết gì, cũng không biết nên làm như thế nào, vì vậy mà nảy sinh những biểu hiện rối loạn và biến thái về mặt tâm lý.
Trên thực tế, đây chính là ảnh hưởng của sự cô độc đối với tâm lý trẻ.
Chứng cô độc là một loại bệnh gây trở ngại đến tinh thần của con người. Bình thường, triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ hai tuổi, đa số gặp trở ngại về ngôn ngữ hoặc trên phương diện tiếp xúc với người khác mà trở nên cứng nhắc, máy móc. Bên cạnh đó có thể xuất hiện với những trẻ từ nhỏ có cuộc sóng gia đình không tốt, thiếu thốn về vật chất, lẫn tình thương, kết quả học tập không tốt, bị gia đình và thầy cô giáo la mắng, đánh đập thường xuyên mà không lý giải được, dẫn đến trẻ thường hay sợ, hay không dám nói, rụt rè, nhút nhát, không muốn tiếp cận với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này thường xuyên từ nhỏ đến lớn bị bạn bè bắt nạt và chê cười.
Để khắc phục hành vi cô độc của trẻ, các bậc cha mẹ nên phối hợp chặt chẽ với nhà trường làm một số việc sau đây:
Phương pháp giúp trẻ vượt qua bệnh cô độc:
- Dạy cho trẻ biết xây dựng các mối quan hệ hữu nghị
Người xưa thường nói: “Nếu học một mình mà không có bạn thì kiến thức sẽ nông cạn”. Sự trưởng thành của trẻ bình thường không thể tách khỏi sự kiện toàn trong quan hệ bạn bè. Sự cô độc là trạng thái tâm lý, tình cảm không bình thường của con người. Chiến thắng sự cô độc là tạo tiền đề thuận lợi cho sự trưởng thành của những đứa trẻ. Vì vậy, trong khi dạy dỗ, uốn nắn trẻ, cần nhấn mạnh quan điểm: “việc thiếu những người bạn thật sự là sự cô độc đáng thương nhất, không có tình bạn hữu nghị thì thế giới chỉ là một vùng đất hoang dã”… Cha mẹ cần nên dạy cho trẻ biết: “Tình bạn chân thành giống như một điều thần thánh nhất, không chỉ là những thứ đáng được tôn sùng đặc biệt mà còn là thứ đáng để tán dương mãi mãi. Nhưng đồng thời nó cũng là kẻ thù không đội trời chung của sự tham lam và lòng thù hận, tình bạn là bất kỳ lúc nào khi bạn gặp khó khăn cũng phải giúp đỡ, nhưng chỉ xuất hiện từ lòng tự nguyện, không cần đến sự nhắc nhở của người khác.”
Đọc thêm: Bệnh cưỡng ép ở trẻ em
- Xây dựng lòng tự tin cho trẻ:
Sự tự tin là tiền đề để con người có thể tiến bộ, xây dựng sự tự tin giải phóng con người khỏi sự cô độc.
Khi tôi học lớp năm cha mẹ tôi cứ cải vả hoài rồi dẫn đến ly hôn. Tâm trạng của tôi bị hụt hẫng, việc học của tôi xuống cấp trầm trọng thậm chí rơi vào học sinh yếu của trường. Lúc đó tinh thần của tôi giống như một con diều đứt giây mặc kệ cho gió cuốn đi. Sau đó tôi cố gắng học đến năm học lớp 12 rồi đăng ký thi đại học và đỗ vào trường Đại học sư phạm thể dục thể thao. Đến lúc này tôi mới biết, cha mẹ mỗi người đều có hoàn cảnh riêng tôi không trách cha mẹ. Một điều mà tôi cảm nhận rằng: “tôi cảm thấy rất hạnh phúc, sau khi cha mẹ tôi ly hôn họ đã giành nhiều thời gian cho tôi hơn trước khi họ ly hôn, bởi vì trước đó họ buồn vui thất thường, còn bây giờ lúc nào cũng vui vẻ. Còn nữa cha mẹ không còn ở bên cạnh, tất cả đều phải dựa vào bản thân mình, cũng có nhiều điểm tích cực. Tôi là người tràn đầy sự tự do và độc lập. Đương nhiên, có lúc về đến nhà, không gặp được cha mẹ cũng cảm thấy mất một số thứ. Nhưng so với sự độc lập và tự do của tôi thì có đáng gì. Điều quan trọng là tôi đã khắc phục được sự cô độc của mình.
- Dựa vào sự hứng thú của trẻ để giúp trẻ chiến thắng sự cô độc.
Là cha mẹ, giáo viên, chúng ta có trách nhiệm và nghiã vụ bồi dưỡng niềm hứng thú cho trẻ, giúp chúng khắc phục sự cô độc để bước vào cuộc sống mới.
Chúng ta nên chú ý dành cho trẻ nhiều tình thương, giới thiệu cho trẻ các câu chuyện về những thanh thiếu niên từ trong hoàn cảnh khó khăn đã phấn đấu đạt tới thành công, để trẻ hiểu được rằng không phải mọi thứ luôn có màu hồng, cũng có lúc mây đen kéo đến đầy trời. Quan trọng nhất là tình yêu cuộc sống không được sụp đổ chỉ vì bị một vài thành kiến, phải dũng cảm đứng lên cố gắng thực hiện lý tưởng của mình. Khi ở trên lớp giáo viên nên cố gắng tạo ra không khí hài hòa, vui vẻ dễ chịu, đồng thời động viên các học sinh trong lớp quan tâm đến những bạn mắc chứng cô độc.
Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh cô độc ở trẻ. Vì vậy giao lưu, vui chơi tập thể là thiên tính của trẻ em. Sự cô độc, xa rời tập thể thường không phải do bản tính của trẻ mà do cách giáo dục của cha mẹ tạo nên. Cho nên khi thấy con có những biểu hiện buồn bã cha mẹ nên chia sẻ với con và hướng dẫn cho con cách sống, không để trẻ buồn lâu ngày không chia sẻ được với ai sẽ dẫn đến bệnh cô độc xảy ra.
Tham khảo: Cách nghĩ của trẻ khi đứng ở phương diện của trẻ để xử lí