Trong cuộc sống hiện nay có nhiều trẻ rơi vào lối sống buông thả nhưng vì công việc, cuộc sống kinh tế gia đình mà cha mẹ phải bó tay và chịu đựng chìu theo ý muốn của trẻ. Có một số trẻ đòi chơi games nếu cha mẹ không cho chúng khóc đòi cho bằng được cuối cùng cha mẹ cũng phải chìu. Một đứa trẻ tên huy học rất gỏi nhưng có tật xấu là khi thấy người khác có món quà gì thì huy phải có món quà đó, muốn có ngay bằng được.
Trẻ sống buông thả khiến cha mẹ phiền lòng. Vậy như thế nào là sống buông thả? Sống buông thả là sống theo ý mình, dù nhu cầu của mình hợp lý hay không, nhưng đã muốn cái gì thì phải đòi bằng được, muốn làm gì thì làm cho bằng được, bất chấp mọi lời khuyên hay sự ngăn cản của mọi người. Một buổi sớm, cha mẹ vội ăn sáng đi làm, trong khi đó huy ngồi trước bàn không chịu ăn, miệng thì lẩm bẩm: Làm sao mà không có xúc xích nhỉ? Trứng gà chẳng ngon chút nào, sao mà sữa đậu nành chẳng ngọt? cha mẹ sốt ruột giục huy ăn nhanh lên con trễ học rồi. Rốt cuộc con muốn cái gì? Bạn Hùng lớp con có chiếc ô tô rất đẹp con cũng muốn có nó. Được rồi chiều về mẹ sẽ mua cho, ăn nhanh lên đi. Nghe vậy Huy ăn sáng nhanh chóng, trong lòng đã thỏa mãn ý nguyện.
Trẻ tại sao lại sống buông thả?
Một mặt, tính cách của trẻ có liên quan tới di truyền, nhất là có liên quan đến di truyền hệ thần kinh. Hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa đầy đủ, khả năng hưng phấn mạnh hơn khả năng ức chế, sau khi hưng phấn không thể lan rộng mà không kiểm soát được. Từ đó khả năng tự khống chế của trẻ kém, dễ bị hưng phấn kích động, điều gì không hài lòng thì dễ nổi cáu. Nếu trẻ thuộc loại thần kinh mạnh thì hưng phấn sẽ biểu hiện càng rõ rệt. Có một nhà tâm lý đã thử nghiệm như sau: ông đem những đồ chơi thú vị cho những đứa trẻ 2, 3 tuổi chơi, khi trẻ thích thú những đồ chơi này thì cất đi. Lúc này, tất cả những đứa trẻ đó đều không vui, nhưng những biểu hiện cụ thể thì không giống nhau, có trẻ không khóc, không quấy nhưng lại biểu lộ nét mặt muốn cầu xin lấy đồ chơi, có trẻ khóc một lúc rồi lăn ra ngủ, có trẻ lại khóc rất lâu, lăn ra đất ăn vạ, nếu không đưa đồ chơi ra thì không dỗ được.
Sau khi thử nghiệm nhà tâm lý vẫn tiếp tục theo dõi, quan sát và phát hiện thấy những đứa trẻ này sau vài năm tính cách phát triển không giống nhau. Đứa trẻ thứ nhất, thứ hai biết nghe lời thuận theo, nhút nhát, tính ỷ lại cao, nhưng đứa trẻ thứ ba thì tính cách cố chấp, buông thả, mạnh dạn, tính chủ động cao.
Đọc thêm: Ngăn ngừa hành vi ăn cắp của trẻ
Tính độc lập là tâm lý cần thiết hợp lý trong sự phát triển của trẻ. Nếu cứ hạn chế trẻ sẽ tạo ra ý chí chống đối bảo một đằng thì làm một nẻo.
Tính buông thả, tính độc lập, cùng tính bướng bỉnh thường lẫn lộn rất khó phân biệt dù khoảng cách giữa chúng dù chỉ là một bước.
Buông thả không giống với tính độc lập, buông thả là muốn làm gì thì làm không phân biệt tốt xấu, nếu cha mẹ nhân nhượng vô nguyên tắc với trẻ không những không thúc đẩy được tính độc lập của trẻ mà còn khiến cho trẻ có tính buông thả.
Những trẻ sống buông thả phần lớn là do cha mẹ tạo nên thói quen. Trái lại trẻ có tính độc lập cao phần lớn do cha mẹ không bỏ lỡ thời cơ dạy dỗ điều chỉnh cho trẻ.
Trên đây là những chia sẽ về vấn đề phải làm gì khi trẻ có lối sống buông thả. Vì vậy khi thấy trẻ có lối sống buông thả cha mẹ không nên cáu gắt với trẻ mà nên nói ngọt và từ từ khuyên bảo trẻ và nói cho trẻ nghe lý do mà cha mẹ không thể đáp ứng được yêu cầu của trẻ. Việc làm phải thường xuyên và cứng rắn và phải có thời gian mới thực hiện được điều này.
Tham khảo: Dạy trẻ phân biệt nói tục và lời nói thông thường