Trên đời này mỗi cặp vợ chồng nào cũng muốn sinh cho mình một đứa con khỏe mạnh, biết ngoan ngoãn lễ phép biết nghe lời cha mẹ, thầy cô. Đâu ai muốn con mình không ngoan. Nhưng chuyện đời đâu ai biết trước được chữ ngờ phải không các bạn, người đời thường nói “cây ngọt sinh trái đắng, còn ngược lại cây đắng thì sinh trái ngọt”. Nhưng điều đó diễn ra chỉ là phần nhỏ nên dựa vào giáo dục cho con trẻ là chính.
Trẻ có hành vi thô lỗ có phân ra làm 2 loại:
Thứ nhất là bắt đầu do cha mẹ quá nuông chiều con, muốn gì được nấy. Một khi trong nhà có thêm em trai hay em gái, các bé không còn trung tâm chú ý của cha mẹ nữa, hoặc là ít có thời gian quan tâm đến đứa con lớn này nữa, hoặc cha mẹ có ý định đã đến lúc phải thay đổi phương pháp giáo dục, quyết định không theo ý trẻ nữa thì hành vi của chúng sẽ trở nên thô lỗ, để trút bỏ những ấm ức, bất mãn trong lòng.
Thứ hai được sinh ra trong trong một gia đình cha mẹ có kiến thức và sự giáo dục kém, tư duy làm cha mẹ rất đơn giản, ngôn từ thô lỗ, hành vi đơn giản và thường bạo lực. Cứ thấy con khỏe thì cái gì cũng tốt, con cái hư thì cái gì cũng hỏng, từ xưa đến nay không hề nghĩ đến việc giao lưu tình cảm với con cái. Khi con mắc lỗi hoặc không nghe lời thì không cho trẻ có cơ hội giải thích, vừa lớn tiếng vừa bạo hành như đánh đập trẻ. Cha mẹ trước đây lớn lên trong môi trường này cũng có tính như vậy, con cái sẽ trở nên tôn sùng bạo lực, dần dần biến thành thô lỗ, ở bên ngoài thì thích phá hoại, ở trường thì thích bắt nạt những trẻ nhỏ tuổi hơn mình, trở nên hận đời, không yêu người thân của mình, thậm chí là ghét cả cha mẹ.
Khi con mình có hành vi thô lỗ, cha mẹ phải xử lý như thế nào?
Cách xử lý của cha mẹ là phải mắng chửi và bạo lực đối với con cái đây là những hành vi không hay còn gọi là thô lỗ có thể dẫn đường cho bé noi theo những hành vi xấu này. Những sự việc xấu trực tiếp làm tổn thương tới cha mẹ tuy rất ít xảy ra, nhưng trong 10 bé thì có 8-9 bé sẽ thiếu hụt sự cân bằng tâm lý, dẫn đến hành vi của trẻ mất đi khả năng kiểm soát, trở thành những đứa trẻ có vấn đề.
Khi nuôi dạy con các bậc cha mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây:
– Tránh có những phản ứng quá mạnh với con, một số cha mẹ rất lo lắng về hành vi thô lỗ của con mình, một phần lo lắng sợ trẻ phát triển không tốt, phần còn lại lo lắng khi người khác thấy sẽ cho rằng con mình thiếu sự dạy dỗ nên dẫn đến hành vi này, điều này không những liên quan đến trẻ mà còn liên quan đến danh tiếng của cha mẹ. Cho nên cha mẹ liền nghĩ có thể thông qua biện pháp nhanh chóng đơn giản để chỉnh đốn con trẻ. Khi thầy giáo phạt hành vi thô lỗ vì bắt nạt bạn, do sự báo cáo của các cha mẹ khác, thì muốn trừng phạt và ngăn chặn ngay nhưng không biết mình cũng đang mắc phải ngay những lỗi sai giống như trẻ. Trẻ có hành vi thô lỗ cũng đang dùng phương pháp tương tự đi xử lý những việc phiền phức của chúng. Lúc này, cha mẹ nên bình tĩnh tìm ra cách xử lý đúng đắn. Bạn có thể cho nó biết một cách đơn giản là phải tuân theo quy định như thế nào. Bạn có thể nói với trẻ rằng: “không được trêu ghẹo người khác vì làm như vậy con sẽ không ngoan và sẽ làm tổn thương tình cảm của họ”. Sau đó cảnh cáo bé nếu lần sau còn tái phạm sẽ bị phạt nặng hơn đối với mẹ, còn đối với bé thì sẽ mất bạn bè không ai thèm chơi với con nữa, và cha mẹ cũng không thương.
Tham khảo: Phê bình trẻ như thế nào là tốt nhất
Nếu cha mẹ có hành vi thô lỗ lại chê hành vi thô lỗ của con thì cha mẹ có nổ lực đến đâu cũng không có cách nào thay đổi được trẻ. Chúng có thể suy nghĩ rằng “cha mẹ làm được thì con cũng sẽ làm được”.
– Bạn có thể nêu ra một số kiến nghị tốt: Nếu con nhảy nhót trong buổi tiệc cưới cha mẹ có thể đưa ra kiến nghị: Nếu con ngoan một chút nữa dự tiệc xong mẹ sẽ dẫn con đi về ngoại chơi hoặc mua một thứ đồ chơi gì đó bé thích, … Khi trẻ đã ngoan ngoãn chấp hành cha mẹ hãy cho trẻ một lời khen. Khi con có hành vi thô lỗ mà mất đi bạn bè, cha mẹ có thể đề nghị dẫn trẻ đi xin lỗi bạn và để trẻ nhận thức được sự tác hại của việc thô lỗ. Khi mối quan hệ giữa con và bạn bè được tốt đẹp trở lại thì trẻ sẽ mừng và sau này ý thức của chúng sẽ được cải thiện hơn.
– Giải thoát cho trẻ khỏi tâm lý thất vọng: Những trẻ có hành vi thô lỗ thường thiếu suy nghĩ, làm việc không suy nghĩ nhưng không phải trong lòng không suy nghĩ, không có cảm xúc, chỉ có điều không muốn bày tỏ vì cha mẹ luôn luôn trách mắn chúng, sợ nói ra chuyện gì cũng không được hướng dẫn vì cha mẹ còn hạn chế kiến kiến thức nên lúc nào cũng dập tắt những câu hỏi của trẻ, khi trẻ làm sai chỉ biết trách mắng nên khi ra ngoài đời bé rất thua kém các bạn. Vì vậy làm cha mẹ nên tìm cơ hội giúp trẻ trong lúc trẻ mắc lỗi, trẻ rất sợ thì bạn nên có một thái độ ôn hòa và hướng dẫn con đừng mắc phải lần sau, nên giữ được thái độ bình tĩnh, ôn hòa, bình đẳng đối với trẻ. Khi trẻ giữ im lặng không muốn nói chuyện, lúc này các bậc cha mẹ nên có cách ứng xử khéo léo, nếu như cha mẹ biết mình có cách ứng xử không đúng nên thẳng thắn xin lỗi con và hứa lần sau sẽ không xảy ra nữa. Cha mẹ cho rằng chẳng có gì là không thỏa đáng cả, cũng có thể nói rõ với trẻ: những hành vi gần đây của con khiến cho cha mẹ lo lắng, có lẽ cha mẹ vô ý làm con tủi thân mà không nhận ra, có lẽ do bên ngoài hay ở trường con gặp phải những khó khăn, phiền phức mà cha mẹ không hay biết. “con à, cha mẹ rất thương con muốn con hãy nói ra những suy nghĩ trong lòng. Như vậy trong lòng con sẽ thoải mái hơn”. Chỉ cần thái độ của cha mẹ tốt là phương pháp đúng đắn con sẽ mở rộng thế giới nội tâm với cha mẹ. Làm được điều này rồi “tìm thuốc đúng bệnh” hiệu quả tự nhiên sẽ tốt lên. Vì vậy muốn con không thô lỗ việc đầu tiên các bậc cha mẹ tuyệt đối không được có bất cứ hành vi thô lỗ nào, lấy sự mềm dẻo kiềm chế sự nóng nảy là phương pháp hữu hiệu giáo dục con tốt nhất.
Bí quyết: Dạy trẻ biết lễ phép trước mọi người