Trong gia đình ai cũng muốn con cái của mình siêng năng học tập và học giỏi, bên cạnh đó tùy theo từng khả năng của bản thân em học sinh đó có chịu cố gắng hay không, muốn học giỏi đâu phải là chuyện dễ. Đâu phải ai cũng muốn học giỏi là được. Quan trọng là những em học sinh này có lòng đam mê và hứng thú hay không?
Thơ là một học sinh rất giỏi ở bậc tiểu học, thành tích đạt kết quả rất cao. Nhưng đến cấp hai thì kết quả học tập của em bắt đầu bị đi xuống.
Bố mẹ em phát hiện ra rằng, thơ học không tốt không phải là do em tối dạ, mà là do em không hứng thú với việc học. Thơ lúc nào cũng lười nhác uể oải. Chỉ có việc duy nhất khiến cho em thích thú đó là việc chơi trò chơi.
Dù bất chấp những lời khuyên từ cha mẹ và cả ép buộc, dụ dỗ nhưng vẫn không có cách nào giúp em có hứng thú và mong muốn học tập. Hứng thú phát triển sẽ quyết định tới tài năng. Trẻ có khả năng nắm bắt được một cách nhanh chóng bài học sẽ kéo theo hứng thú học tập. Nó được ví như một cái chuyên môn nghiệp vụ nói đến đâu là hiểu đến đó. Việc giải được các bài toán khó và giành được một kết quả cao sẽ mang lại niềm vui và hứng thú cho trẻ.
Sự hứng thú của trẻ sẽ ảnh hưởng tới thái độ, phương pháp học tập trên lớp của trẻ, ảnh hưởng tới phương hướng cũng như sự lựa chọn nghề nghiệp của trẻ sau này.
Hứng thú của trẻ càng nhiều thì việc tiếp thu bài học trên lớp càng tốt hơn, tầm mắt của chúng cũng được mở rộng, có thể lý giải một cách thấu đáo và toàn diện hơn một số môn khoa học.
Khi còn nhỏ cha mẹ nên tạo dựng cho con một môi trường và điều kiện tốt để có thể bồi dưỡng niềm hứng thú, đồng thời hướng dẫn cho con một cách đúng đắn.
Để khơi gợi hứng thú đọc sách của trẻ trước hết phải yêu cầu trẻ đọc thật to thành tiếng từng câu, sau đó hướng dẫn trẻ cách cảm nhận, đồng thời giới thiệu với trẻ các sách truyện phù hợp.
Để cho con có hứng thú làm quen và học tập thật tốt môn Vật Lý, hãy giới thiệu cho con các hiện tượng thú vị như: Ma sát sinh ra điện, tại sao đế giày không nhẵn? tại sao quả táo lại rơi xuống đất? kể từ đó tạo sự kích thích tò mò và tạo hứng thú suy nghĩ cho trẻ.
Về phương diện này cha mẹ của Thơ vẩn chưa làm tốt. Họ đã lơ là không quan tâm, chú ý và quan sát mọi mặt, bỏ qua nhiều thiếu sót trong việc phát triển cá tính của con cái.
Đọc thêm: Dạy trẻ biết lễ phép ngay từ lúc nhỏ
Dẫn đến kết quả năm học đầu tiên của thơ rất tốt, vì thế cha mẹ em đã chủ quan không kịp thời bồi dưỡng hứng thú học các môn cũng như hứng tham gia các hoạt động ngoại khóa của em. Thành tích học tập của thơ những năm học cấp một rất tốt vì được kích thích bên ngoài như nhờ sự động viên tinh thần, phần thưởng vật chất của cha mẹ. Nhưng sau khi lên bậc trung học cơ sở, cùng với sự phát triển của ý thức, sự nâng cao năng lực tự phê bình, nên các kích thích và động cơ học tập bên ngoài này dần dần mất đi sức hấp dẫn vốn có. Lúc này nếu cha mẹ không kịp thời nhắc nhở, bồi dưỡng hứng thú học tập cho con thì trẻ sẽ mất đi động lực học tập. Nhưng bồi dưỡng kiến thức không phải là quá trình tự phát, nên cả cha mẹ, con cái đều phải nổ lực.
Các bậc phụ huynh cần ghi nhớ rằng hứng thú học tập của con càng nhiều, thì thế giới tinh thần của chúng càng trở nên phong phú. Cha mẹ hãy trở thành người dẫn đường tạo dựng nềm hứng thú học tập tích cực cho mình. Bố, mẹ của Thơ có thể hướng dẫn và giúp đỡ em theo những phương pháp dưới đây:
Giúp con phát triển và hình thành khả năng làm phong phú các sở thích hữu ích như: âm nhạc, thể thao, đọc sách, hội họa, … nên tìm tòi nghiên cứu phát hiện, …
Bồi dưỡng hứng thú cho con một cách đa dạng, tránh sự giới hạn cục bộ của hứng thú. Trẻ chỉ hứng thú với một việc đơn lẻ nào đó sẽ khiến cho kiến thức nghèo nàn và làm yếu đi sự phát triển tổng thể. Nhưng điều này không có nghĩa là loại trừ việc trẻ nên có một số hứng thú trung tâm chủ đạo.
Tăng cường các hứng thú hữu ích ngẫu nhiên nảy sinh của trẻ, đồng thời hướng cho chúng một cách phát triển lành mạnh.
Hạn chế và xóa bỏ những hứng thú say mê gây trở ngại cho việc học tập trên lớp trong giai đoạn này. Chẳng hạn như chơi các trò chơi điện tử không chỉ lãng phí thời gian mà còn không có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cần ngăn chặn kiểu hứng thú này phát triển. Ngoài ra cha mẹ cũng nhắc nhở con về mối liên hệ giữa việc xử lý thích đáng khác với việc học tập. Không nên để hứng thú khác làm ảnh hưởng đến việc học tập.
Như vậy hứng thú là người dẫn đường cho khao khát học hỏi của con cái. Cha mẹ là người dẫn đường cho việc bồi dưỡng hứng thú học hỏi của con mình để bé được học tập tốt và có một tương lai tươi sáng sau này.
Tham khảo: Tạo tính tự giác cho trẻ từ lúc nhỏ