Trên đời này thứ gì là quý giá nhất vậy các bạn? tiền tài, vàng bạc, châu báu, địa vị, sức khỏe, con cái, … chắc có lẽ những thứ này đều quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống hiện nay. Nhưng đối với tôi đều quan trọng nhất là con cái, sau đó là sức khỏe của con tôi.
Nếu như con tôi khỏe tôi sẽ khỏe, còn nếu như con tôi bệnh chắc chắn tôi sẽ buồn và lo lắng, nếu con tôi bị bệnh kéo dài do những cơn sốt vật vã thì người đầu tiên bị bệnh theo là người mẹ. Nếu như người mẹ bệnh thì không chăm sóc được con của mình, chăm sóc gia đình, làm công việc nhà, việc cơ quan, đối với những bà mẹ là những cán bộ công nhân viên Nhà nước, hoặc các bà mẹ phải làm các công ty mà phải chấp hành răm rắp thời gian. Bao nhiêu là công việc đang chờ bạn, bởi vì bạn là người phụ nữ thời hiện đại. Một câu hỏi khó trả lời: “Phải làm sao đây khi con đang bệnh sốt cao mà uống thuốc nhưng không hạ?” bé sốt do bị hành sau khi tiêm ngừa, những chứng bệnh viêm họng, sốt xuất huyết, tay chân miệng hoặc do viêm phổi do bệnh mới phát, chưa có dấu hiệu biến chứng hay bệnh nặng. Hai câu trả lời mà bà mẹ đang phân vân không biết chọn câu trả lời như thế nào?
Hai trường hợp mẹ có thể xử lí khi con sốt cao:
Câu trả lời thứ nhất là cho con ở nhà đi bác sĩ làm việc ngoài giờ để tiện công việc đi làm, chăm sóc gia đình, làm công việc nhà, trẻ sẽ nhanh chóng hết bệnh hơn, tránh tình trạng lây chéo dẫn đến từ bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng.
Câu trả lời thứ hai là phải nhập viện, khi bé bị cơn sốt hành hạ liên tục cứ mỗi 2 giờ sốt đi, sốt lại thậm chí là nhiệt độ của cơ thể bé từ 39 độ – 40 độ nhưng không hạ sốt, hoặc bé bị động kinh, hoặc do di truyền từ bố mẹ mà cơn sốt diễn ra nhanh chóng, … mà các bà mẹ xử lý không kịp dẫn đến bé bị co giật.
Cách xử lý sốt cao ở trẻ tốt nhất:
Nên theo dõi con của mình rơi vào trường hợp nào:
– Nếu như bé sốt cao nhưng uống thuốc hạ sốt khoảng 15-30 phút thì sờ vào lưng của bé có độ ẩm thì bé có dấu hiệu hạ sốt. Tiến hành kiểm tra bằng nhiệt kế, nếu bé hạ sốt đến 37,5 độ là bình thường. (Nhớ lau nước ấm nhiều nhất ở 2 vùng nách, hai vùng bẹn, sau đó lau toàn thân của trẻ khi phát hiện sốt ở nhiệt độ 39 độ trở lên, và nên uống kèm theo thuốc hạ sốt thì bé sẽ nhanh hạ sốt hơn).
– Nếu bé sốt cao nhưng uống thuốc và lau nước ấm vẫn không hạ sốt. Nhưng xảy ra nhiều lần như vậy thì các bà mẹ nên thật sự chăm sóc bé đặc biệt khi bé sốt: nên thay phiên người canh chừng và có nhiệt kế theo dõi sát bé 24/24, cố gắng kiên trì lau nước ấm cho đến khi bé hạ sốt. Nếu lau nước trong thời gian ngắn, không hạ sốt được bé có thể xảy ra co giật bất cứ lúc nào. Nếu để bé bị co giật sẽ có những hệ lụy sau này.
Tham khảo: Bí quyết giúp trẻ không sợ uống thuốc khi bệnh
Cách xử lý như sau:
+ Mẹ cần cho bé uống nước nhiều nước, mỗi lần uống ít nhưng chia ra nhiều lần, vì nước cung cấp đủ cho cơ thể của bé sẽ giúp bé giãn thời gian bị sốt.
+ Nếu bé đang bị sốt 39 độ nhưng uống thuốc xong thì lại phát hiện là 39,5 độ trở lên thì các mẹ nên có một cái thau nước ấm, canh mực nước sao cho bé ngồi vào nước sẽ dâng lên tới rốn bé là vừa, cho bé ngồi từ 15-20 phút, kèm theo lấy khăn sữa thấm nước ấm lau liên tục vào 2 nách bé thì cơn sốt sẽ hạ. Chỉ cần bé chấm dứt những cơn sốt thì bé uống thuốc từ từ sẽ khỏi bệnh.
Vì vậy khi con bị sốt cao khó hạ nhiệt, thì các bà mẹ nên kiên trì và thường xuyên lau nước ấm cho trẻ, cho đến khi trẻ hạ sốt và kèm theo uống thuốc hạ sốt. Nếu như các bà mẹ lau nước trong thời gian quá ngắn thì cơn sốt sẽ khó hạ dẫn đến sốt cao bé sẽ nhập viện, khi nhập viện thì bác sĩ cũng hướng dẫn như thế.
Bí quyết: Trị đái dầm ở trẻ