Trong xã hội ngày nay khi trẻ đi học là cha mẹ cho tiền để chi tiêu, nhưng mỗi em đều có một hoàn cảnh. Có em được cha mẹ cho tiền ít, có em được cha mẹ cho tiền nhiều và thậm chí có những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp quá nhiều khó khăn nên chỉ được đến lớp là may mắn chứ trong túi lại không có tiền.
Trong thời đại hiện nay nhiều học sinh cấp hai lại mời thầy đi uống nước. Nhưng không chịu để thầy trả tiền nước mà học sinh dành để trả, nhiều giáo viên phát hiện khi em móc tiền ra, số tiền không phải nhỏ giống như người lớn, là một cọc tiền giấy 100.000đ. Em này tiêu tiền như nước, cứ nghĩ mình là người giàu có.
Tiền chỉ là mối quan hệ giữa thiếu thốn và đầy đủ hay sao? Người sáng suốt sẽ phủ định cách nghĩ này. Họ sẽ nói: tiền bạc chỉ là công cụ làm cho cuộc sống của mình và của người khác tốt đẹp hơn. Nhưng các bậc cha mẹ ngày nay có đầy đủ lý do để lo lắng: trong một thế giới có hàng loạt những thẻ tín dụng, thị trường rộng lớn, các trò chơi điện tử, con cái của họ sẽ không hiểu được giá trị của tiền bạc, tập trung vào điều lo lắng này một người mẹ đã nói lên những suy nghĩ của mình.
Người mẹ này cho rằng, muốn dạy trẻ ý thức đúng về tiền bạc, hình thành thói quen sử dụng tiền tốt, đối với con nên bắt đầu giáo dục sớm, để chúng biết rằng, không nên tham tiền, không thể sợ, càng không thể làm nô lệ cho đồng tiền, nên sử dụng một cách hợp lý sẽ tạo nên thói quen sử dụng tiền tốt.
Dưới đây là những phương pháp giáo dục trẻ về sử dụng tiền bạc ở thời kỳ đầu.
Giáo dục sự hiểu biết về tiền bạc cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Bậc cha mẹ nên cho trẻ biết tiền không phải là lá cây, phải bỏ mất thời gian mồ hôi nước mắt mới tìm ra tiền và nói với con rằng con nên ngoan, cha mẹ đi làm để kiếm tiền mua sữa cho con uống và nếu không làm sẽ không có tiền để mua sữa là bé sẽ hiểu được phần nào.
Khi gia đình dẫn bé đi siêu thị thì đứa trẻ nào cũng muốn mình được cha mẹ mua nhiều đồ chơi, vì vậy trước khi ra khỏi nhà cha mẹ sẽ thống nhất với con là con chỉ được mua một thứ đồ chơi. Việc này cũng như ra cho chúng một bài toán khó, có thể chúng sẽ phải mất cả thời gian đi đường để quyết định xem sẽ mua thứ gì. Có chuyên gia nói: “từ chối đứa trẻ một cách hợp lý rất quan trọng, cho dù bạn hoàn toàn có thể đồng ý thỏa mãn yêu cầu của chúng. Cần phải để con biết được không phải là muốn gì được nấy. ngoài ra, nên giáo dục tinh thần cống hiến của trẻ.
Tham khảo: Tạo tính tự giác cho trẻ ngay từ lúc nhỏ
Giáo dục về sự hiểu biết tiền bạc đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi.
Khi lên 7 tuổi đứa trẻ đã biết những hành vi, việc làm của mình sẽ tạo ra một kết quả nhất định. Thế nên chúng bắt đầu tự mình quyết định. Lúc này nên cho trẻ một ít tiền tiêu vặt.
Điều quan trọng nhất là cho trẻ một số tiền để chúng tự tiêu. Khi số tiền đứa trẻ được cho không nhiều lắm, chúng sẽ tự mình lập kế hoạch để tiêu.
Tiền tiêu vặt có ảnh hưởng tới công việc nhà và thành tích học tập không? Với vấn đề này hiện nay vẫn còn được tranh luận. Có người cho rằng, mối quan hệ giữ tiền tiêu vặt và việc nhà sẽ giúp con cái hiểu được đạo đức nghề nghiệp. Nhưng người khác lại cho rằng tiêu tiền vặt liên quan đến tinh thần và trách nhiệm, mà không nhất định liên quan tới việc nhà, việc của con cái cần làm là tập trung vào việc học ở trường, sắp xếp việc học có trình tự ngăn nắp và đạt thành tích tốt.
Cho con tiền tiêu vặt cũng là cơ hội tốt để dạy con biết tiết kiệm, nên hướng dẫn cho con cách tiết kiệm tiền, chỉ dùng trong những lúc khó khăn, hoặc giúp đỡ người khác.
Tiền không đáng sợ, nhưng đáng sợ nhất là khi đối diện với đồng tiền đứa trẻ sử dụng không đúng mục đích. Do vậy, quản lý giáo dục trẻ nhận thức đúng đắn về tiền bạc rất là quan trọng.
Bí quyết: Phê bình trẻ theo cách tốt nhất