Trong cuộc sống đôi lúc một số bậc làm cha mẹ la mắng con vô cớ, đôi khi vì quá áp lực với công việc mà những chuyện như thế mới xảy ra như đánh con, mắng con. Nhưng con chưa hiểu vì sao mình lại bị đánh và mắng nữa, rồi sau một thời gian thì một số bậc cha mẹ phải hối tiếc thì đã quá muộn. Còn một số gia đình gia trưởng muốn làm theo ý của người lớn đó là khuôn khổ là thứ này cũng không được, thứ kia cũng không được, không để cho trẻ tự do theo độ tuổi của trẻ. Nhưng người lớn đâu hề đặt vị trí của trẻ để xử lý, đôi khi người lớn trách oan trẻ nhiều lần và gây áp lực cho bọn trẻ thì chỉ khiến trẻ sợ hãi và không dám trò chuyện với người đó trong gia đình nữa. Vì vậy trẻ sẽ không phát triển một cách toàn diện được.
Khi cha mẹ muốn con làm một việc gì đó, cha mẹ hãy giúp cho con hiểu vì sao phải làm như vậy. Như thế, con cái mới thực hiện việc đó một cách tự nguyện. Nếu con cái không hiểu được ý của cha mẹ thì rất khó làm theo mong muốn của cha mẹ.
Nếu phòng của con quá bề bộn đòi hỏi con phải dọn dẹp gọn gàng. Khi đó cha mẹ có thể nói với con rằng phòng của ai thì người đó phải thu dọn. Như vậy, đương nhiên con sẽ đi dọn phòng của mình. Nhưng thực tế, chuyện đó thường không như vậy. Có khi trong quá trình dọn dẹp, trẻ phát hiện ra điều lý thú nào đó, trẻ bỏ dở việc dọn phòng, cuối cùng phòng vẫn chưa được dọn dẹp gọn gàng. Khi đó, cha mẹ có thể sẽ không vui và la mắn con. Con không nghe, cha mẹ đánh đòn và bắt con tiếp tục phải dọn phòng gọn gàng. Vậy là con vừa tìm được cảm hứng vui chơi liền bị cha mẹ can thiệp một cách thô bạo như vậy, trong lòng không cam tâm tình nguyện làm tiếp công việc đang dang dở, kết quả cha mẹ thu được không như mong muốn. Trẻ có thể đứng vào góc tường, dù bạn có gào thét lên trẻ cũng không quan tâm, thậm chí còn cãi lại và không làm theo yêu cầu của cha mẹ. Trong tình huống này, người mẹ nên lựa lúc khác trò chuyện với con, xem vấn đề như thế nào. Bản thân trẻ thường cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, bởi làm như vậy chứng tỏ chúng có khả năng. Cha mẹ nên trò chuyện hòa nhã với con của mình. Đối với mỗi việc trẻ làm cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm chú ý, cho rằng con mình đã trưởng thành, đã có thể giúp cha mẹ khi bận rộn. Đó là việc rất tốt, điều đó khiến cho con cảm thấy vui, có khi còn tích cực giúp đỡ hơn.
Bí quyết: Phê bình trẻ theo cách tốt nhất
Khi con cái cho rằng cha mẹ hiểu được suy nghĩ của mình thì cha mẹ có thể giành được sự hợp tác và thay đổi chúng một cách dễ dàng. Một khi trẻ cảm nhận được sự đồng cảm, trẻ sẽ nghe theo ý kiến của bạn và cùng bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Dưới đây là 3 phương pháp giúp các bậc cha mẹ giành được sự hợp tác:
- Nói cho con biết cha mẹ hiểu tâm sự của con lúc đó và cần chứng tỏ cho con thấy lý giải của cha mẹ là đúng.
- Dùng những kinh nghiệm thành công hay thất bại của cha mẹ để giáo dục con.
- Sau khi đạt được hai bước yêu cầu như trên, con sắp ngã theo ý kiến của cha mẹ, khi đó có thể hỏi con xem có muốn và cùng cha mẹ tìm ra cách giải quyết vấn đề này hay không, hỏi con xem có suy nghĩ nào khác không, tin rằng cha mẹ có thể nhận được kết quả tốt đẹp. Đó là cách ứng xử của người lớn với trẻ hoàn toàn dựa vào sự trao đổi bằng lời, con luôn luôn đồng ý hợp tác. Nếu không có kết quả thì cha mẹ có thể đưa ra một số đề nghị của mình. Bởi thái độ thân thiện, quan tâm và tôn trọng của cha mẹ không thể thiếu trong việc giành được sự hợp tác của con cái.
Trên đây là sự chia sẻ về nội dung cha mẹ nên đứng ở vị trí của trẻ để cảm nhận cảm giác của chúng. Như vậy trong giao tiếp giữa con cái và cha mẹ thành công lớn nhất là sự hiểu biết lẫn nhau. Thất bại lớn nhất là không hiểu được nhau. Vì thế cha mẹ nên đặt mình ở vị trí của trẻ để xử lý tình huống khi dạy con.
Tham khảo: Giáo dục trẻ có tính thật thà